Leader talk

Vaccine dịch vụ: Nên hay không?

TS. Huỳnh Thế Du Thứ sáu, 06/08/2021 - 10:42

Với vaccine dịch vụ, hiệu quả cho xã hội có thể được cải thiện nhưng đánh đổi sẽ là bất công và bất bình đẳng.

Theo tôi được biết thì cách thức ứng phó với dịch Covid-19 trong thời gian qua chủ yếu dựa vào hệ thống y tế của nhà nước. Các cơ sở y tế tư nhân vẫn chưa tham gia đáng kể.

Trong bối cảnh hiện tại, việc huy động sự tham gia của các cơ sở y tế tư nhân vào việc chống dịch là hết sức cần thiết và quan trọng. Tiêm vaccine dịch vụ - các cơ sở y tế tư nhân tổ chức tiêm và thu tiền của người tiêm với giá cao là một giải pháp đang được đề xuất cho vấn đề này.

Các lập luận thoạt nghe rất có lý. Cơ chế thị trường được áp dụng, thuận mua, vừa bán. Ai có nhu cầu tiêm sớm, nhanh và tiện nghi thì ra các cơ sở y tế tư nhân. Trái lại, ai không có tiền trả và không cần kíp thì chờ các chương trình tiêm miễn phí của nhà nước.

Khi đó, các cơ sở y tế tư nhân sẽ chia lửa với các cơ sở y tế của nhà nước (đang phải tập trung cứu người bị bệnh nặng) nên việc tiêm vaccine sẽ nhanh chóng cho cả xã hội.

Lập luận nêu trên có thể chỉ ra bằng chứng rằng, cách thức này đã được áp dụng ở Việt Nam rất lâu rồi. Y tế cũng có hai hệ thống, ít tiền thì vào các cơ sở y tế công cộng và xếp hàng, khá giả hơn thì vào các cơ sở y tế tư. Hệ thống y tế tư đã rất phát triển chứng tỏ cơ chế thị trường đã vận hành tốt.

Vắc-xin dịch vụ: Không nên
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam

Một bằng chứng thuyết phục và sát với thực tế hơn là việc xét nghiệm Covid-19. Giá xét nghiệm PRC tại các cơ sở y tế nhà nước ở TP.HCM chưa đến 1 triệu đồng, trong khi xét nghiệm tương tự ở các cơ sở y tế tư nhân có nơi hơn 3 triệu đồng. Các cơ sở y tế tư nhân đã cùng chia lửa rất tốt.

Nghe có vẻ rất có lý với những lập luận nêu trên. Tuy nhiên, ở đây có một sự khác biệt cơ bản. Test Covid-19 về cơ bản là sản phẩm đồng nhất, chỗ nào cũng giống chỗ nào và cho kết quả như nhau, khác nhau chỉ là thời gian hay tốc độ.

Trái lại, vaccine có những loại khác nhau và là vấn đề hết sức nhạy cảm, đang gây chia rẽ trong xã hội. Nếu cho tiêm vaccine dịch vụ thì có một khả năng rất cao (nếu không nói là chắc chắn) thì những người tiêm dịch vụ sẽ được các loại vaccine tốt hay ưa thích hơn, trong khi các loại vaccine kém được ưa chuộng hơn sẽ bị dồn cho những người nghèo hơn trong xã hội. Thị trường cực kỳ thông minh với cơ chế sàng lọc tiền nào của nấy. Ít ai bỏ tiền ra tiêm vaccine dịch vụ lại đi chọn loại vaccine kém được ưa thích.

Như vậy, với vaccine dịch vụ, hiệu quả cho xã hội có thể được cải thiện, nhưng đánh đổi sẽ là bất công và bất bình đẳng. Người nghèo hơn lúc đó có thể ca thán rằng: Tôi không có tiền, tôi phải dùng hàng như vậy, trong khi cái tốt được dồn cho người khá giả hơn. Như vậy công bằng xã hội là cái gì?

Những người làm chính sách nên nhớ rằng, xã hội đã rất bức xúc qua vụ được tiêm vaccine xịn nhờ ông ngoại rồi. Nếu cho phép cơ chế được tiêm vaccine xịn nhờ có tiền thì sự bức xúc ắt hẳn sẽ lớn hơn rất nhiều.

Trong trường hợp này, không cần tự mày mò ra giải pháp mà chỉ cần học hỏi các nước đi trước, những nơi được xem là cái nôi của kinh tế thị trường như Mỹ chẳng hạn. Họ dựa trên nền tảng thị trường, nhưng theo cách rất khác.

Ở Mỹ, tất cả những nơi có khả năng tiêm vaccine đều được sử dụng để tiêm cho toàn dân. Vaccine được phân phối miễn phí cho các cơ sở y tế và các cơ sở này yêu cầu nhà nước trả cho họ phí tiêm dựa trên số mũi tiêm được. Người tiêm vaccine không phải trả bất kỳ chi phí nào.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ có thông báo một cách rõ ràng nếu một ai đó yêu cầu trả tiền cho việc tiêm vaccine thì đó là lừa đảo. Nhà nước trả tiền cho việc tiêm vaccine để cả nước (Mỹ) đạt được miễn dịch cộng đồng.

Trở lại Việt Nam, giải pháp cho việc huy động các cơ sở y tế tư nhân vào tiêm vaccine là áp dụng phí tiêm vaccine. Nhà nước (nói chính xác hơn là người nộp thuế) là người trả khoản phí này chứ không phải là người đi tiêm.

Tóm lại, với sự hiểu biết của mình, tôi cho rằng trong trường hợp này, Việt Nam dứt khoát không nên áp dụng vaccine dịch vụ như mô tả ở trên. 

Hiệu quả có thể được cải thiện chút đỉnh, nhưng hố sâu của bất công và bất bình đẳng sẽ bị khoét thêm rất lớn dẫn đến tiềm ẩn những bất ổn xã hội. 

Cơ chế thị trường nói chung là rất mầu nhiệm, tuy nhiên, dùng không đúng cách thì lợi bất cập hại.

Tôi cho rằng không nên áp dụng vaccine dịch vụ như nêu ở trên. Nếu có một cách nào đó tốt hơn (tôi chưa biết hoặc hiểu sai) mà nó không gây ra vấn đề bất công và bất bình đẳng thì hoàn toàn có thể xem xét. Công việc quan trọng của chúng ta lúc này là cùng tìm những cách thức tốt để ứng phó với dịch bệnh mà thôi.

Bên cạnh đó, tôi vừa được biết là trong thời gian qua, các cơ sở y tế tư nhân được huy động tham gia vào việc chống dịch mà không có cơ chế tài chính bù đắp cho những chi phí bỏ ra. Họ đã phải làm miễn phí và cũng phải căng mình chống dịch.

Như vậy là không ổn, không bền vững. Các cơ sở y tế công đang làm nhiệm vụ của mình và được ngân sách chi trả. Do vậy, nếu các cơ sở y tế tư nhân được huy động cho công việc chung thì họ cũng phải được bù đắp các chi phí (ít nhất là một phần).

Trong bối cảnh như vậy, nhà nước cần có ngay cơ chế để huy động sự tham gia của các cơ sở y tế tư nhân công bằng và bền vững hơn. Cần phải có ngay ngân sách cho việc này.

(*) Bài viết thể hiện quan điểm của TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam

Các nhà sản xuất vaccine  Covid-19 thu lợi khổng lồ nhờ độc quyền

Các nhà sản xuất vaccine Covid-19 thu lợi khổng lồ nhờ độc quyền

Phát triển bền vững -  3 năm
Chi phí tiêm vaccine ngừa Covid-19 có thể giảm xuống ít nhất 5 lần nếu các hãng dược không giữ thế độc quyền để thu lợi riêng, theo tuyên bố mới nhất từ Liên minh Vaccine cho tất cả mọi người.
Các nhà sản xuất vaccine  Covid-19 thu lợi khổng lồ nhờ độc quyền

Các nhà sản xuất vaccine Covid-19 thu lợi khổng lồ nhờ độc quyền

Phát triển bền vững -  3 năm
Chi phí tiêm vaccine ngừa Covid-19 có thể giảm xuống ít nhất 5 lần nếu các hãng dược không giữ thế độc quyền để thu lợi riêng, theo tuyên bố mới nhất từ Liên minh Vaccine cho tất cả mọi người.
47 triệu liều vaccine Pfizer dự kiến về Việt Nam vào quý IV/2021

47 triệu liều vaccine Pfizer dự kiến về Việt Nam vào quý IV/2021

Tiêu điểm -  3 năm

Phía Mỹ cho biết 47 triệu liều vaccine Pfizer dự kiến về Việt Nam vào quý IV/2021. Tuy nhiên, Bộ Y tế đề nghị USAID sớm có những tác động để thúc đẩy tiến trình cung ứng vaccine cho Việt nam ngay trong tháng 8 và 9.

Các nhà sản xuất vaccine  Covid-19 thu lợi khổng lồ nhờ độc quyền

Các nhà sản xuất vaccine Covid-19 thu lợi khổng lồ nhờ độc quyền

Phát triển bền vững -  3 năm

Chi phí tiêm vaccine ngừa Covid-19 có thể giảm xuống ít nhất 5 lần nếu các hãng dược không giữ thế độc quyền để thu lợi riêng, theo tuyên bố mới nhất từ Liên minh Vaccine cho tất cả mọi người.

Đề xuất ưu tiên vaccine  cho lao động ngành vận tải và logistics

Đề xuất ưu tiên vaccine cho lao động ngành vận tải và logistics

Tiêu điểm -  3 năm

Bộ Công thương vừa có văn bản hỏa tốc gửi các địa phương đề nghị ưu tiên tiêm vaccine cho nhóm lao động ngành vận tải, logistics để đảm bảo lưu thông hàng hóa, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng.

Doanh nghiệp may mặc Mỹ kêu gọi chính phủ cấp thêm vaccine  cho Việt Nam

Doanh nghiệp may mặc Mỹ kêu gọi chính phủ cấp thêm vaccine cho Việt Nam

Tiêu điểm -  3 năm

Hiệp hội May mặc và giày dép Mỹ kêu gọi chính quyền của Tổng thống Joe Biden tăng cung cấp vaccine cho Việt Nam để có thể duy trì chuỗi cung ứng các thương hiệu thời trang giữa bối cảnh đang bị gián đoạn vì Covid-19.

Tân Á Đại Thành nằm trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Tân Á Đại Thành nằm trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  55 phút

Tân Á Đại Thành lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 và Top 5 trong ngành sản xuất, theo Anphabe, khẳng định môi trường làm việc chuyên nghiệp, bền vững.

LuxGroup Foundation trồng 2.000 cây xanh tại Yên Bái

LuxGroup Foundation trồng 2.000 cây xanh tại Yên Bái

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

LuxGroup Foundation phối hợp cùng tổ chức Green Dream tổ chức sự kiện trồng hơn 2.000 cây rừng tại thôn Vàng Ngần, xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Tiêu điểm -  4 giờ

UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Tài chính -  5 giờ

Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  5 giờ

Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Tiêu điểm -  6 giờ

Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.

Đọc nhiều