Đề xuất ưu tiên vaccine cho lao động ngành vận tải và logistics

Phạm Sơn Thứ bảy, 31/07/2021 - 11:28

Bộ Công thương vừa có văn bản hỏa tốc gửi các địa phương đề nghị ưu tiên tiêm vaccine cho nhóm lao động ngành vận tải, logistics để đảm bảo lưu thông hàng hóa, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng.

Nhiều phản ánh về sự thiếu nhất quán và phức tạp hóa trong công tác phân luồng lưu thông. Ảnh: TNCK.

Theo Bộ Công thương, hiện nay, nhiều địa phương đang phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng ngừa sự lan rộng của đại dịch Covid-19, gây ra những áp lực cho chuỗi cung ứng.

Trong thời gian qua, nhiều hiệp hội, ngành hàng và doanh nghiệp đã có phản ánh, kiến nghị tới Bộ Công thương về các biện pháp hạn chế, phân luồng lưu thông để phòng dịch của các địa phương đang có sự thiếu nhất quán, phức tạp hóa, gây đội chi phí, tốn thời gian, ảnh hưởng đến khả năng cung ứng hàng hóa phục vụ sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất.

Đây là một hiện tượng hết sức nguy hiểm bởi hoạt động vận tải, logistics được ví như mạch máu của nền kinh tế và sản xuất công nghiệp. Bộ Công thương lập luận, sản xuất công nghiệp cố đặc trưng nằm ở “kết nối sản xuất theo chuỗi giá trị không phân biệt địa giới, hành chính”.

Do đó, việc không đảm bảo quá trình lưu thông diễn ra thông suốt tiềm ẩn nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất nội địa. Đặc biệt, đối với một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, xuất khẩu chủ lực, sự đứt gãy này có thể khiến Việt Nam mất đi chỗ đứng trong chuỗi giá trị toàn cầu, tạo ra hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển kinh tế trong dài hạn.

Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng còn vô cùng cần thiết để cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân. Các hàng hóa này bị ảnh hưởng nặng do tính chất mùa vụ và hạn sử dụng ngắn ngày, nếu không duy trì lưu thông sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp và người nông dân.

Áp lực tài chính tăng cao từ gián đoạn luồng tiền cũng là hệ lụy của sự đứt gãy chuỗi cung ứng. Điều này không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới sinh kế của hơn 11 triệu lao động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cùng hàng chục tiêu lao động trong các ngành, nghề có liên quan.

Đó là những lý do cho thấy việc duy trì lưu thông hàng hóa một cách thông suốt là yêu cầu vô cùng quan trọng để thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, chính quyền các địa phương vẫn chưa nhìn nhận đúng tầm quan trọng của ngành vận tải, logistics, cụ thể là đối với nhân lực làm việc trong ngành này.

Trong công văn hỏa tốc gửi các địa phương, Bộ Công thương nhận định, cần ưu tiên tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho đội ngũ tài xế, phụ xe thực hiện vận tải liên tỉnh cũng như lao động tại cảng biển, cửa khẩu… Đây là giải pháp khả thi giúp việc lưu chuyển hàng hóa được đảm bảo thông suốt.

Từ đó, Bộ Công thương đề nghị các địa phương bổ sung đối tượng lao động trong các ngành vận tải, logistics thành đối tượng ưu tiên tiêm vaccine tương tự như lực lượng tuyến đầu chống dịch, đồng thời chỉ đạo, quán triệt cơ quan y tế địa phương tiến hành ưu tiên triển khai tiêm chủng cho nhóm này.

Trước đó, Bộ Công thương cũng có văn bản hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất ban hành quy định cho phép hàng hóa được lưu thông bình thường với điều kiện đảm bảo nguyên tắc phòng dịch, trừ hàng hóa cấm kinh doanh và hạn chế kinh doanh theo danh mục đã được pháp luật quy định.

Doanh nghiệp may mặc Mỹ kêu gọi chính phủ cấp thêm vaccine  cho Việt Nam

Doanh nghiệp may mặc Mỹ kêu gọi chính phủ cấp thêm vaccine cho Việt Nam

Tiêu điểm -  3 năm
Hiệp hội May mặc và giày dép Mỹ kêu gọi chính quyền của Tổng thống Joe Biden tăng cung cấp vaccine cho Việt Nam để có thể duy trì chuỗi cung ứng các thương hiệu thời trang giữa bối cảnh đang bị gián đoạn vì Covid-19.
Doanh nghiệp may mặc Mỹ kêu gọi chính phủ cấp thêm vaccine  cho Việt Nam

Doanh nghiệp may mặc Mỹ kêu gọi chính phủ cấp thêm vaccine cho Việt Nam

Tiêu điểm -  3 năm
Hiệp hội May mặc và giày dép Mỹ kêu gọi chính quyền của Tổng thống Joe Biden tăng cung cấp vaccine cho Việt Nam để có thể duy trì chuỗi cung ứng các thương hiệu thời trang giữa bối cảnh đang bị gián đoạn vì Covid-19.
Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  4 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Doanh nghiệp -  9 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  9 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  14 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  14 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  14 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  14 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.