Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?
Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.
“Văn hóa số là cách doanh nghiệp biến công nghệ thành một người bạn đồng hành, chứ không phải kẻ kiểm soát”
Đó là nhận định của ông Lê Quang Vũ, tác giả cuốn sách "Văn hóa số - Gỡ bỏ rào cản trong chuyển đổi số".
Theo tác giả Lê Quang Vũ, văn hóa số không chỉ đơn thuần là ứng dụng công nghệ mới, mà còn là một hệ tư tưởng, một nền tảng văn hóa cho phép doanh nghiệp linh hoạt và thích nghi trong môi trường thay đổi.
Ông nhấn mạnh rằng, văn hóa số cần đặt con người và khách hàng làm trung tâm, khuyến khích sự học hỏi liên tục và thử nghiệm. Đây chính là yếu tố khác biệt giữa văn hóa truyền thống và văn hóa số. Nếu văn hóa truyền thống đề cao sự an toàn, thì văn hóa số khuyến khích thử nghiệm, chấp nhận sai sót và rút kinh nghiệm để tăng trưởng nhanh hơn.
Cũng theo ông Vũ, văn hóa số không bị chi phối bởi công nghệ mà ngược lại, sử dụng công nghệ như công cụ hỗ trợ. “Văn hóa số là cách doanh nghiệp biến công nghệ thành một người bạn đồng hành, chứ không phải kẻ kiểm soát,” ông nói.
Chia sẻ về quá trình chuyển đổi số, ông Dương Ngọc Dũng, Giám đốc Khối Marketing & Truyền thông Ngân hàng MSB, cho biết, Covid-19 đã tạo ra cú hích mạnh mẽ buộc ngân hàng MSB và nhiều ngân hàng khác phải chuyển dịch từ phương thức truyền thống sang số hóa.
Trước đại dịch, MSB đã đầu tư vào nền tảng công nghệ, giúp quá trình chuyển đổi diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
Ông Dũng nhấn mạnh rằng, sau khi thay đổi hệ thống, thách thức lớn tiếp theo là thay đổi tư duy của đội ngũ nhân viên và khách hàng, khuyến khích họ dịch chuyển dần từ các kênh truyền thống sang sử dụng kênh số nhiều hơn. “Chúng tôi phải thay đổi tư duy của mọi người, khiến mọi người dịch chuyển dần từ tư duy truyền thống sang sử dụng kênh số nhiều hơn,” ông Dũng chia sẻ.
Còn theo ông Lại Tiến Mạnh, CEO của MiBrand, quá trình chuyển đổi số không chỉ là áp dụng công nghệ mà còn là sự thay đổi toàn diện trong mô hình kinh doanh. Chuyển đổi số thực sự đòi hỏi doanh nghiệp phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, dựa trên nền tảng số, từ thanh toán đến quản lý và vận hành.
Tuy nhiên, trong hành trình này, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với “sức ỳ” từ chính hệ thống, đội ngũ nhân viên và đôi khi từ cả lãnh đạo, tạo nên rào cản đáng kể.
Ông Mạnh chỉ ra rằng, chính sự thiếu vắng văn hóa số là nguyên nhân sâu xa của sức ỳ này. “Nếu văn hóa số được lan tỏa rộng hơn từ ý thức, tư duy và nhận thức, nó sẽ chuyển hóa thành hành động một cách dễ dàng hơn, giúp văn hóa số phát huy hiệu quả trong doanh nghiệp,” ông Mạnh nói.
Cuốn sách "Văn hóa số – Gỡ bỏ rào cản trong chuyển đổi số" của tác giả Lê Quang Vũ mang đến một góc nhìn độc đáo về văn hóa số với cách trình bày dễ hiểu và ngôn ngữ gần gũi, chân thành.
Tác giả Lê Quang Vũ nhấn mạnh rằng, để quá trình chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần một nền tảng văn hóa số vững chắc. Thay vì chỉ chạy theo công nghệ, văn hóa số giúp tổ chức phát triển một môi trường linh hoạt, khuyến khích đổi mới sáng tạo, và đặt khách hàng làm trung tâm trong mọi hoạt động.
Cuốn sách giới thiệu khái niệm “văn hóa số” qua những yếu tố then chốt của chuyển đổi số: tập trung vào khách hàng, khai thác dữ liệu, đổi mới sáng tạo, và hợp tác mở. Đây có thể được xem là một cách “mềm hóa” khái niệm chuyển đổi số, giúp lãnh đạo doanh nghiệp dễ dàng truyền tải thông điệp này đến mọi cấp bậc nhân viên và thúc đẩy họ tham gia tích cực.
Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.
Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ và những doanh nghiệp tiên phong, chuyển đổi số được xem là động lực đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên thịnh vượng mới.
Chuyển đổi số đang được các doanh nghiệp Việt tích cực áp dụng vào kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo mật và quyền riêng tư dữ liệu.
Bà Lê Thị Huệ, người có liên quan đến Chủ tịch HĐQT VIB, đã bán hơn 2,6 triệu cổ phiếu VIB này mà không thông báo theo quy định.
Bên cạnh những “ngôi sao sáng”, ngành thép vẫn ghi nhận nhiều mảng tối trong kỳ kinh doanh quý III vừa qua.
Sản lượng ngành sản xuất được kỳ vọng sẽ tăng trở lại nhờ hy vọng về điều kiện thị trường ổn định.
Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về phương châm làm việc của Quốc hội với 4 dự án sửa luật nói trên.
Toàn bộ mạng bay nội địa và đường bay quốc tế được mở lại, hiệu quả đường bay mới và cao điểm hè giúp Vietnam Airlines đạt kết quả kinh doanh tích cực.
Trong ngày đầu mở cửa, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã thu hút hàng ngàn khách tới tham quan và tương tác.
Sở hữu sân bay quốc tế Cam Ranh, kết nối sân bay quốc tế Long Thành qua cao tốc phía đông giúp Khánh Hoà khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch Việt.