Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Với mục tiêu giữ vững ổn định, song song với duy trì phát triển kinh doanh, Công ty CP Đầu tư Văn Phú – Invest (mã chứng khoán: VPI) xác định tiếp tục triển khai loạt dự án tại các địa bàn mang tính trọng điểm, nằm trong kế hoạch chiến lược tầm nhìn đến năm 2032.
Thiết lập nền tảng phát triển dài hạn
Định hướng này được ban lãnh đạo Văn Phú – Invest chia sẻ tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023 sáng 26/4. Đây cũng là một phần thuộc chiến lược tầm nhìn đến năm 2032 và được coi là bước đột phá, thể hiện tư duy dài hạn của HĐQT và ban điều hành công ty.
Để triển khai chiến lược trên, công ty đã đề ra kế hoạch kinh doanh bài bản, có tính khả thi áp dụng trong chuỗi giá trị từ lựa chọn dự án, phương thức bán hàng, đến thi công xây dựng và công tác sau bán hàng.
Trong năm 2023, Văn Phú – Invest sẽ tiếp tục triển khai các dự án đang phát triển và thực hiện đấu thầu, đấu giá các dự án mới tại các vùng kinh tế trọng điểm trong kế hoạch chiến lược dài hạn như Hà Nội, TP.HCM, Bắc Giang, Bắc Ninh, và TP. Hải Phòng.
Về chuẩn bị đầu tư, Văn Phú – Invest sẽ tiếp tục triển khai dự án Khu nhà ở thấp tầng TT39-40 tại Khu đô thị Văn Phú, quận Hà Đông, Hà Nội; dự án Khu đô thị số 22 và dự án khu nhà ở Song Khê – Nội Hoàng, TP. Bắc Giang.
Ngoài ra, công ty sẽ tiếp tục triển khai thi công các dự án chuyển tiếp từ năm 2022 bao gồm dự án xây dựng nhà ở, nhà ở kết hợp thương mại hỗ hợp tại phân khu 2, Khu đô thị phía Nam, TP. Bắc Giang và dự án khu nhà ở và dịch vụ thương mại tại Yên Phong, Bắc Ninh. Đồng thời, Văn Phú Invest cho biết sẽ hoàn thiện các thủ tục phát triển cho dự án Vlasta – Thủy Nguyên tại TP. Hải Phòng và Grandeur Palace – Phạm Hùng tại quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Thích ứng trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ, ban lãnh đạo Văn Phú - Invest cho biết mục tiêu giữ vững ổn định tài chính doanh nghiệp sẽ là ưu tiên hàng đầu trong năm 2023, song song đó là lựa chọn các cơ hội tốt để mở rộng quỹ đất và triển khai các dự án.
Theo đó, HĐQT đã trình và được các cổ đông tham dự cuộc họp thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với tổng doanh thu ở mức 2.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ở mức 550 tỷ đồng, lần lượt tăng 4% và 10% so với kết quả đạt được trong năm 2022.
Cơ sở để doanh nghiệp đặt mục tiêu kinh doanh năm 2023 tới từ việc thực hiện ghi nhận khoảng 1.800 tỷ đồng doanh thu tại dự án Vlasta – Sầm Sơn và mở bán các dự án mới, cụ thể là dự án xây dựng nhà ở, nhà ở kết hợp thương mại hỗn hợp tại phân khu số 2, Khu đô thị phía Nam, TP. Bắc Giang và dự án khu nhà ở công nhân và dịch vụ thương mại Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Đây đều là các dự án có vị trí đắc địa tại các tỉnh thành chiến lược và tiềm năng phát triển cao.
Với dự án Oakwood Residence tại Hà Nội, công ty cũng sẽ tăng tối đa công suất khai thác và nâng cao chất lượng dịch vụ để đảm bảo dự án vận hành theo đúng kế hoạch tài chính ban đầu.
Để phục vụ nhu cầu sản xuất – kinh doanh trong tương lai, HĐQT cũng trình và được các cổ đông thông qua việc niêm yết trái phiếu VPI vào năm 2024 (nếu phát hành thành công) sau khi kết thúc đợt chào bán.
Bên cạnh đó, HĐQT đã thông qua kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% (cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu sẽ nhận được 1.000 đồng - PV). Nguồn tiền sử dụng cho việc chia cổ tức tới từ khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối năm 2022 khi doanh nghiệp dự kiến trích gần 242 tỷ đồng trong 906 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối để thực hiện việc này.
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản hàng đầu đã và đang đẩy mạnh xây dựng dự án, tăng tốc trong cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội.
Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.
Không khí tại ba điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM trong ngày diễn ra “Ngày hội sáng tạo VF 3” càng về chiều càng trở nên sôi động. Theo ghi nhận, thời điểm hiện tại, ban giám khảo ở cả 3 miền đều đã có sơ bộ điểm số chấm cho những mẫu xe “độ” đẹp nhất.
Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.