Tài chính
VDSC: Bancassurance tiếp tục thúc đẩy thu nhập dịch vụ ngân hàng
Bảo hiểm nhân thọ sẽ còn tiếp tục thâm nhập sâu với mức tăng trưởng tốt và đo đó, sẽ thúc đẩy tăng trưởng thu nhập từ bancassurance của các ngân hàng trong thời gian tới.
Với mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất và nâng cao chất lượng của ngành ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều quy định mới sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020. Một mặt, các chính sách này thể hiển sự chủ động của Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý kinh tế vĩ mô, nhất là kiểm soát lạm phát.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, các chính sách này sẽ có ảnh hưởng với mức độ khác nhau đến kết quả kinh doanh: các ngân hàng quốc doanh nhiều khả năng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc mở rộng biên lãi ròng trong khi tác động lên các ngân hàng tư nhân là đa chiều và có mức độ ảnh hưởng nhẹ hơn.
Tuy nhiên, nhìn chung, tăng trưởng tín dụng năm 2020 sẽ ở mức tương tự so với năm 2019, biên lãi ròng sẽ tiếp tục mở rộng một cách có chọn lọc và chi phí dự phòng sẽ được tiết giảm thêm ở một số ngân hàng.
Tăng trưởng của thu nhập lãi thuần chậm lại nhưng ổn định hơn
Năm 2019, NIM tiếp tục cải thiện ở nhiều ngân hàng nhờ mở rộng tài chính tiêu dùng (MBB), cho vay ô tô và mua nhà (Tienphong Bank), tái cơ cấu danh mục đầu tư chứng khoán nợ (Vietcombank). Từ cuối năm 2019 và đầu năm 2020, nhiều quy định mới về lãi suất, an toàn vốn, huy động, tài chính tiêu dùng đi vào hiệu lực. Có thể kể đến một số quy định như giảm lãi suất tiền gửi đối với một số kỳ hạn ngắn hvaf lãi suất cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên; yêu cầu an toàn vốn mới; quy định về việc áp dụng tỷ lệ LDR tối đa mới đồng bộ ở mức 85% cho tất cả các ngân hàng hay quy định về quản lý chặt chẽ hơn hoạt động cho vay của các công ty tài chính tiêu dùng,…
Những quy định mới của NHNN được dự báo sẽ hạn chế khả năng mở rộng biên lãi ròng của các ngân hàng quốc doanh, trong khi tác động tới các ngân hàng tư nhân sẽ nhẹ hơn.
Dù thắt chặt hơn, song VDSC đánh giá, vẫn cơ hội cho tất cả các ngân hàng khi tăng trưởng tín dụng được duy trì tích cực, bởi hiện cho vay vẫn là nguồn thu nhập chính của các ngân hàng và hoạt động mở rộng tín dụng sẽ cho phép các ngân hàng bán chéo sản phẩm của họ (thẻ, thanh toán, bảo hiểm, dịch vụ trái phiếu…), từ đó đẩy mạnh thu nhập dịch vụ.
Riêng đối với các ngân hàng quốc doanh, mặc dù dự kiến sẽ gặp thêm nhiều khó khăn để mở rộng biên lợi nhuận, nhưng khó khăn về vốn cũng đang có khả năng được tháo gỡ nhờ việc bổ sung thêm các ngân hàng quốc doanh vào danh sách đối tượng có thể được tăng vốn từ ngân sách nhà nước (theo dự thảo Nghị định 126/2017/NĐ-CP và 32/2018/NĐ-CP và việc giảm giới hạn sở hữu nhà nước từ 65% về 51% (theo Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025).
Bancassurance đóng vai trò quan trọng thúc đẩy thu nhập dịch vụ
Với việc các ngân hàng ngày càng quan tâm phát triển mảng dịch vụ, hàng loạt các hoạt động đã được triển khai như bancassurance, giao dịch, bảo lãnh, dịch vụ trái phiếu, môi giới..., Trong đó, bancassurance là động lực chính thúc đẩy thu nhập dịch vụ, đặc biệt là mảng phân phối bảo hiểm nhân thọ (BHNT).
Doanh thu phí mảng BHNT qua kênh ngân hàng đã tăng rất mạnh với tốc độ bình quân 86% mỗi năm trong giai đoạn 2016-2018, đưa tỷ trọng đóng góp vào tổng thu nhập phí BHNT trong 9 tháng đầu 2019 lên 15,8% (và còn đang tiếp tục tăng).
VDSC dự báo, BHNT sẽ còn tiếp tục thâm nhập sâu với mức tăng trưởng tốt và đo đó, sẽ thúc đẩy tăng trưởng thu nhập từ bancassurance của các ngân hàng trong thời gian tới.
Hầu hết các ngân hàng trong nước hiện đều đã ký một hợp đồng phân phối bảo hiểm độc quyền. Vietcombank và ACB sẽ là những ngân hàng có sự tăng trưởng đáng kể trong trong thu nhập từ bảo hiểm hàng năm, nhờ các thỏa thuận bancassurance mới được ký kết trong năm 2019. Trong năm qua, Vietcombank đã ký độc quyền với FWD; còn ACB ký không độc quyền với Manulife và FWD.
Với thỏa thuận bancassurance độc quyền cùng FWD, Vietcombank có thể thu về một khoản thu nhập bất thường lớn trong một vài năm tới. Các ngân hàng khác như BIDV cũng đang tìm kiếm đối tác bảo hiểm nhân thọ độc quyền, và do đó, cũng có thể nhận được những khoản trả trước cao mặc dù các giao dịch này khó có thể hoàn tất trong ngắn hạn.
Một xu thế đang tác động tới thu nhập dịch vụ của các ngân hàng là miễn phí dịch vụ. Hiện tại, Techcombank là ngân hàng áp dụng chính sách miễn phí và hoàn tiền không giới hạn. Tuy nhiên, một số ngân hàng cũng bắt đầu đi theo chiến lược này như VIB, Tienphong Bank, ACB nhằm hỗ trợ mục tiêu thu hút CASA dưới áp lực gia tăng của chi phí vốn. Điều này sẽ làm giảm tăng trưởng thu nhập thanh toán của nhiều ngân hàng, mặc dù xu hướng về thanh toán không dùng tiền mặt đang tiếp tục lan rộng.
Chất lượng tài sản tiếp tục được cải thiện
Tính đến tháng 8/2019, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn ngành ở mức 1,98%, cao hơn một chút so với mức 1,90% vào cuối năm 2018 và quý 2/2019. Tuy nhiên, tổng tỷ lệ nợ xấu, VAMC và nợ tiềm ẩn so với tổng tín dụng đã giảm dần xuống còn 4,84% từ 5,85% trong năm 2018. Đây là tín hiệu tích cực về nỗ lực xử lý nợ xấu trong hệ thống. Việc xử lý nợ VAMC vẫn đang tiến triển khá tốt
VPBank và Tienphong Bank đã có thể tất toán hết nợ VAMC còn lại trong năm 2019, do đó, tỷ lệ chi phí dự phòng so với thu nhập hoạt động dự kiến sẽ giảm vào năm 2020. Trong khi đó, BIDV và HDBank chỉ còn một phần nhỏ nợ tại VAMC, và số trích lập dự phòng cho khoản nợ này trong năm 2020 được dự báo sẽ thấp hơn nhiều so với năm 2019.
Một trường hợp nợ VAMC đáng kể đó là Vietinbank. Với số dư VAMC ròng lớn ở mức trên 8 nghìn tỷ vào quý 3/2019, ngân hàng sẽ tiếp tục phải dự phòng lớn trong năm tới.
Ngân hàng Nhà nước muốn đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%
Trước ngưỡng cửa nâng hạng: Chứng khoán Việt đã cải thiện, song tiêu chuẩn lại cao hơn
Việt Nam đang tiến gần đến cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán từ FTSE Russell. Cải cách mạnh mẽ đã mở đường, nhưng liệu thị trường có đáp ứng được kỳ vọng quốc tế?
'Cắt một lần cho hết đau', NCB tự tin có lãi từ năm nay
Trải qua 5 năm tái cấu trúc, NCB đã có những bước tiến lớn khi ‘đóng gói’ xong những vấn đề cũ và sẵn sàng cho một chu kỳ tăng trưởng mới.
TPBank khẳng định vị thế tiên phong với hệ sinh thái số toàn diện dành cho doanh nghiệp
Hệ sinh thái số tích hợp, hiện đại của TPBank dành cho khách hàng doanh nghiệp đã được đánh giá cao tại khuôn khổ giải thưởng thường niên do The Asian Banker tổ chức.
Ước mơ có nhà và cám dỗ từ những gói vay 'rẻ như cho'
Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.
Thách thức tại VIB khi nhu cầu vay mua nhà suy yếu
Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.
Thủ tướng 'lệnh' gỡ vướng dứt điểm 1.533 dự án
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xử lý dứt điểm 1.533 dự án tồn đọng, nhằm giải phóng nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng.
Xuất khẩu tôm lạc quan với mục tiêu 4,5 tỷ USD
Xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh hai tháng đầu năm nhưng ngành tôm tiếp tục đối diện không ít khó khăn.
Chưa có lý do khiến giá bất động sản giảm
Cả nguồn cung và nguồn cầu hiện đang thúc đẩy giá bất động sản tiếp tục tăng.
Trước ngưỡng cửa nâng hạng: Chứng khoán Việt đã cải thiện, song tiêu chuẩn lại cao hơn
Việt Nam đang tiến gần đến cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán từ FTSE Russell. Cải cách mạnh mẽ đã mở đường, nhưng liệu thị trường có đáp ứng được kỳ vọng quốc tế?
Chống lãng phí: Nhìn lại 'mùa đông kéo dài' ở Thủy điện Hồi Xuân
Thủy điện Hồi Xuân chính thức bị ghi tên vào danh sách dự án có dấu hiệu lãng phí sau 15 năm triển khai với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Bẫy truyền thông ESG: 'Tẩy xanh, tẩy hồng, tẩy cầu vồng' và cái giá phải trả
Nhiều doanh nghiệp dù không cố ý nhưng đã vô tình vướng phải các cáo buộc tẩy xanh, tẩy hồng và tẩy cầu vồng trong quá trình truyền thông ESG.
Tối ưu chi phí vận hành khách sạn: Bài học thực chiến từ Furama Resort Danang
Tổng giám đốc Furama Resort Danang Nguyễn Đức Quỳnh cho rằng cắt giảm theo nghĩa truyền thống không còn phù hợp để tối ưu chi phí vận hành khách sạn.