Vì đâu làn sóng IPO nhanh chóng lụi tàn sau một năm kỷ lục?

Minh Khôi Thứ tư, 29/06/2022 - 16:58

Triển vọng kinh tế đầy ảm đạm sau Covid-19 đang khiến làn sóng IPO nhanh chóng lụi tàn sau khi dâng cao vào năm ngoái.

Năm ngoái, bất chấp ảnh hưởng từ Covid-19, nhiều doanh nghiệp vẫn quyết định phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) với tốc độ kỷ lục. Năm nay, sự biến động của thị trường, lạm phát, cùng nỗi lo về suy thoái đã khiến làn sóng này nhanh chóng yếu đi.

Theo dữ liệu từ Bloomberg, kể từ đầu năm tới nay, các công ty đã huy động được khoảng 4,9 tỷ USD thông qua thị trường IPO Mỹ, chưa bằng 6% con số của nửa đầu năm 2021, và kém xa mức trung bình 47 tỷ USD trong giai đoạn 5 năm gần đây.

Các nhà kinh doanh cho rằng, tình trạng IPO ảm đạm như hiện nay khó có thể khởi sắc vào những tháng tới, và thậm chí có thể kéo dài đến hết năm nếu triển vọng kinh tế không khởi sắc.

Theo bà Alaoui Zenere, đồng giám đốc thị trường vốn cổ phần cho các tổ chức tài chính và công nghệ tài chính của JPMorgan Chase & Co., những chỉ số được các nhà đầu tư rất chú trọng cần động lực tích cực trước khi có thể thấy sự cải thiện trong hoạt động của thị trường vốn.

“Nếu thị trường ổn định trong một thời gian dài, chúng ta có thể thấy một lượng cung tương đối. Nhưng khi biến động xảy đến liên tục, các doanh nghiệp sẽ thận trọng trong tiếp cận thị trường vốn”, bà phân tích.

a
Giá trị IPO tại thị trường Mỹ nửa đầu năm 2022 rơi về mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính. Nguồn: Bloomberg.

Tại Mỹ, đà lao dốc của thị trường IPO còn mạnh hơn nhiều bức tranh chung trên toàn cầu, khi dữ liệu cho thấy tổng giá trị IPO tại Mỹ giảm tới 95% so với cùng thời điểm này năm ngoái, trong khi mức trung bình chỉ là khoảng 41$.

Kể từ đầu năm tới nay, chỉ có hai đợt IPO tại Mỹ huy động được nhiều hơn mức 500 triệu USD, bao gồm công ty quản lý tài sản TPG Inc. huy động được 1,1 tỷ USD vào tháng 1, và Bausch + Lomb Co. - doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm chăm sóc mắt - nhận được 630 triệu USD vào tháng 5 vừa qua.

Điều đáng chú ý là cổ phiếu của TPG đã giảm 13% kể từ đầu năm, trong khi Bausch + Lomb cũng ghi nhận mức giảm khoảng 13% trong vòng 1 tháng rưỡi kể từ khi trở thành công ty niêm yết.

Làn sóng IPO 'tài sản vàng' của các tập đoàn lớn

Vận may suy yếu của những công ty này cùng các doanh nghiệp niêm yết khác thời gian gần đây có thể khiến kỳ vọng vào IPO giảm đi.

Coinbase Global Inc. gần đây đã thông báo về việc dừng tuyển dụng và hủy bỏ tuyển dụng với một số ứng viên sau khi cổ phiếu của doanh nghiệp này mất hơn 3/4 giá trị trong năm nay.

Nhà sản xuất xe điện Rivian Automotive Inc. phải vật lộn với tình trạng thiếu nguồn cung và trục trặc trong sản xuất, khiến mức giá cổ phiếu giảm hơn 70% kể từ đầu năm, sau khi huy động được gần 14 tỷ USD trong thương vụ IPO lớn thứ 13 thế giới vào năm ngoái.

Tính trung bình, giá trị giao dịch của các công ty bắt đầu niêm yết tại Mỹ vào năm ngoái hiện giảm tới 44% so với thời điểm ban đầu. Chỉ có khoảng 1/10 trong số hơn 500 doanh nghiệp đang giao dịch trên mức giá chào bán.

Bloomberg dẫn thông tin báo cáo của của Wells Fargo & Co. cho biết lần đầu tiên trong 5 năm qua, nhóm các công ty đại chúng mới chưa tạo ra lợi nhuận đang hoạt động kém hiệu quả hơn các đối thủ, khi các nhà đầu tư đang chuyển vốn sang các dòng tiền phục vụ tăng trưởng.

Cơ hội từ những đợt IPO mới trên thị trường chứng khoán

Trong khi đó, số lượng tồn đọng các công ty đã đệ trình hồ sơ để IPO gia tăng lên mức 185, chưa bao gồm các công ty khởi nghiệp đã đệ trình kế hoạch nhưng chưa công bố công khai.

Instacart Inc. đã nộp các tài liệu liên quan vào tháng 5 vừa qua, với mức định giá giảm tới 40%. Trước đó, vào tháng 3, định giá công ty đã sụt giảm về mức 24 tỷ USD so với con số 39 tỷ USD trong vòng gọi vốn tháng 3 năm ngoái.

Một nguồn tin thân thuộc với kế hoạch của công ty này cho biết Instacart đang tìm cách gia nhập thị trường IPO ngay khi có cơ hội, nhưng có lẽ không sớm hơn tháng 9.

Các công ty được hỗ trợ bởi các quỹ mạo hiểm khác cũng đang chờ cơ hội niêm yếu, bao gồm Reddit, Stripe và Discord.

Với các công ty khởi nghiệp, nguồn tiền từ những vòng gọi vốn trước đó có thể giúp họ tồn tại cho đến khi triển vọng thị trường tích cực hơn.

Thị trường IPO ảm đạm cũng ảnh hưởng đến các giao dịch theo lô lớn - một trong những lĩnh vực kinh doanh vốn sinh lợi cho các ngân hàng đầu tư.

Theo đó, các nhà tài trợ tài chính sở hữu cổ phần trong các doanh nghiệp đã niêm yết ít có xu hướng bán cổ phần trên thị trường. Thay vào đó, một số lựa chọn chuyển cổ phiếu cho các nhà đầu tư, các đối tác.

Một số doanh nghiệp niêm yết muốn huy động vốn đã chuyển sang các sản phẩm có hệ thống hơn như trái phiếu chuyển đổi để có thể bán cổ phiếu với mức giá cao hơn giá hiện hành.

Dù trái phiếu chuyển đổi là cách tương đối tốt để giảm thiểu rủi ro thị trường, các công ty chỉ có thể khai thác khi thị trường có nhu cầu.

Thế khó của các kỳ lân công nghệ hậu IPO

Thế khó của các kỳ lân công nghệ hậu IPO

Khởi nghiệp -  2 năm
Gần đây, giá trị vốn hóa của Sea và Grab đều bốc hơi, dự báo một tương lai không sáng của với một startup "kỳ lân" chuẩn bị IPO là GoTo.
Thế khó của các kỳ lân công nghệ hậu IPO

Thế khó của các kỳ lân công nghệ hậu IPO

Khởi nghiệp -  2 năm
Gần đây, giá trị vốn hóa của Sea và Grab đều bốc hơi, dự báo một tương lai không sáng của với một startup "kỳ lân" chuẩn bị IPO là GoTo.
IPO trở thành cơ hội 'chốt lời' của các cổ đông lớn

IPO trở thành cơ hội "chốt lời" của các cổ đông lớn

Doanh nghiệp -  3 năm

Đối mặt với quy định niêm yết mới, các công ty lựa chọn hình thức chào bán cổ phần của cổ đông hiện hữu ra công chúng, tạo điều kiện các cổ đông này thu hồi vốn góp ban đầu với tiềm năng lợi nhuận cao.

Chờ làn sóng IPO mới của các doanh nghiệp bất động sản

Chờ làn sóng IPO mới của các doanh nghiệp bất động sản

Doanh nghiệp -  4 năm

Nhu cầu vốn lớn để phát triển các dự án bất động sản đang thúc đẩy các doanh nghiệp trong ngành sớm thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng (IPO), đặc biệt là thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Vua Nệm lên kế hoạch IPO vào năm 2023

Vua Nệm lên kế hoạch IPO vào năm 2023

Khởi nghiệp -  5 năm

Để hiện thực hóa kế hoạch IPO, Vua Nệm chính thức mời ông Craig Schmeizer, người sáng lập Resident Home, cha đẻ của Nectar Sleep, thương hiệu nệm online hàng đầu nước Mỹ về tham gia Hội đồng Quản trị của công ty.

Việt Nam soán ngôi Singapore, trở thành thị trường IPO lớn nhất Đông Nam Á

Việt Nam soán ngôi Singapore, trở thành thị trường IPO lớn nhất Đông Nam Á

Tài chính -  5 năm

Chỉ với 5 thương vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), Việt Nam đã vượt qua Singapore (13 thương vụ), dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tổng giá trị.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  3 giờ

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  3 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  3 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  4 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  6 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  6 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  7 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.