Phát triển bền vững

Vị giáo sư cây lúa hiến kế giải bài toán ‘được mùa rớt giá’

Phạm Sơn Thứ sáu, 28/04/2023 - 09:05

Nông dân thích làm ăn riêng lẻ, manh mún, tự theo ý mình, không chủ trọng hợp tác, liên kết chuỗi là một trong những nguyên nhân dẫn đến câu chuyện muôn thuở “được mùa rớt giá – được giá mất mùa”.

Đồng hành cùng bà con nông dân suốt nửa thế kỷ, GS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng danh dự Trường đại học Nam Cần Thơ, có lẽ đã chứng kiến không biết bao nhiêu lần những câu chuyện nông sản được mùa nhưng giá tụt thảm hại, hoặc không bán nổi cho ai dẫn đến phải đi kêu gọi giải cứu.

Hiện nay, nông sản Việt đã được xuất khẩu đi khắp năm châu, một số mặt hàng bán được với giá cao, đem về lãi lớn cho bà con. Tuy nhiên, vị “giáo sư cây lúa” nhận xét, nhìn chung, vấn đề lớn của nông sản Việt vẫn là làm thế nào để “sống”, cạnh tranh được với nông sản ngoại ngay trên đất nước mình, sau đó là cạnh tranh với các nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan.

Nguyên nhân được chỉ ra là bà con nông dân vẫn chủ yếu thích canh tác manh mún, riêng lẻ, tự làm theo ý mình. Một bộ phận nông dân tuy có vào hợp tác xã nhưng hợp tác xã hoạt động tốt vẫn chưa xuất hiện nhiều.

70% bà con nông dân thích làm ăn riêng lẻ, tự theo ý mình

GS Võ Tòng Xuân

Cùng với đó, ông Xuân chỉ ra, liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Trong nhiều trường hợp, nông dân ký kết với doanh nghiệp nhưng sẵn sàng lén bán ra ngoài khi được giá thay vì bán cho doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp cũng sẵn sàng “bỏ của chạy lấy người” khi thấy đầu ra khó, bỏ mặc bà con với nông sản chất đống chờ giải cứu.

Thực tế, mối liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp hoàn toàn khả thi, có thể nhìn thấy ví dụ rõ nhất là câu chuyện ở ngành mía đường, có sự gắn bó mật thiết giữa nông dân trồng mía với nhà sản xuất đường. Tuy nhiên, mối liên kết này vẫn còn rất mờ nhạt và bất cập ở nhiều ngành nông sản khác, kể cả nông sản xuất khẩu chủ lực.

Từ phía thị trường quốc tế, nông sản Việt cũng không được đánh giá cao bởi chưa xây dựng được thương hiệu. Gần đây, thương hiệu “gạo ngon nhất thế giới” ST25 của TS. Hồ Quang Cua – người học trò của GS. Võ Tòng Xuân – đã bắt đầu tạo được tiếng vang, tuy nhiên lại rơi vào tình trạng thương hiệu dễ bị đánh cắp.

Mặt khác, một số doanh nghiệp đã xây dựng thương hiệu tốt ở thị trường nước ngoài, tuy nhiên lại chưa giữ vững được chất lượng sản phẩm, dẫn đến uy tín của thương hiệu bị giảm sút đáng kể.

Đi tìm lời giải

Vị giáo sư cây lúa hiến kế giải bài toán ‘được mùa rớt giá’ 1
Vị giáo sư cây lúa Võ Tòng Xuân tại hội thảo "Nâng tầm nông - thủy sản Việt". Ảnh: NLĐ

Theo Hiệu trưởng danh dự Trường Đại học Nam Cần Thơ, để nâng tầm thương hiệu nông sản Việt, từ đó ổn định đầu ra, đầu tiên cần phải nâng cao uy tín của nông sản Việt.

Để phát huy thế mạnh của nông sản cũng như sản phẩm truyền thống của từng địa phương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đề ra chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, hầu như địa phương nào cũng có sản phẩm OCOP, tuy nhiên nhiều sản phẩm OCOP vẫn na ná nhau, không thực sự có tính độc đáo.

Do đó, ông Xuân đề nghị cần phải xem xét, tìm ra sản phẩm OCOP nào thực sự mang tính đại diện mỗi địa phương, từ đó đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, hướng tới tiêu thụ cả ở thị trường quốc tế.

Ở cấp độ quốc gia, cần phải làm thương hiệu chung cho các loại nông sản, ví dụ như xây dựng thương hiệu vải thiều Việt Nam thay vì để cho các tỉnh trồng vải thiều “mệnh ai nấy chạy”. Bên cạnh đó, cần tìm kiếm thêm những loại nông sản chất lượng để xây dựng thành sản phẩm quốc gia, bởi có nhiều nông sản rất có tiềm năng nhưng chưa được chú trọng, tiêu biểu như khoai tây Thường Tín.

Về phía doanh nghiệp, ông Xuân nhấn mạnh cần phải quan tâm hơn đến bài toán xây dựng thương hiệu. Khi đã có thương hiệu, tất cả chuỗi sản xuất phải cùng nhau chăm sóc, giữ vững thương hiệu, làm sao để sản phẩm cho ra có chất lượng tương đồng với nhau.

Bên cạnh đó, để đồng nhất giá trị nông sản, không chỉ ngon mà còn phải sạch và thân thiện với môi trường, cần phải giải quyết bài toán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún của bà con nông dân, cùng với việc kiện toàn khâu bảo quản, lưu trữ, vận chuyển và chế biến sau thu hoạch.

Giải pháp cuối cùng được “giáo sư cây lúa” đưa ra là hoạt động marketing. Theo đó, cần phải liên kết chặt chẽ, marketing với thông điệp rõ ràng, sao cho khách hàng dễ dàng nắm được ở Việt Nam có nông sản gì ngon, nông sản ở vùng nào, có thể xuất khẩu đi được những đâu.

Giá trị vô hình của nông sản nhìn từ vịt cỏ Vân Đình

Giá trị vô hình của nông sản nhìn từ vịt cỏ Vân Đình

Phát triển bền vững -  1 năm

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, tận dụng những “giá trị vô hình” về văn hóa, bản sắc, dấu ấn địa phương, truyền thống lịch sử… là cách để tạo ra trải nghiệm cho người tiêu dùng, từ đó nâng cao giá trị nông sản.

Tháo “vòng kim cô” cho đất Chín Rồng

Tháo “vòng kim cô” cho đất Chín Rồng

Phát triển bền vững -  2 năm

Hột lúa, từ “hạt ngọc trời” rất đỗi thân thương, trân quý, chính bởi tư duy ấy, lại trở thành cái “vòng kim cô” kìm hãm sinh kế người nông dân trên đất Chín Rồng.

Nông sản chất lượng không ngại thị trường khó

Nông sản chất lượng không ngại thị trường khó

Khởi nghiệp -  2 năm

Chuyển mình từ công ty sản xuất và kinh doanh điều truyền thống với gần 40 năm tuổi đời, Lafooco giờ đây đã xuất khẩu hạt điều xuyên biên giới nhờ thương mại điện tử.

Nhiều thách thức trong xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu nông sản Việt

Nhiều thách thức trong xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu nông sản Việt

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng tầm ngành nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu nông sản vẫn còn nhiều khó khăn, cần có sự phối hợp của cơ quan nhà nước, địa phương và nhà sản xuất để chung tay tháo gỡ.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Phát triển bền vững -  1 ngày

Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Phát triển bền vững -  3 ngày

Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Phát triển bền vững -  1 tuần

Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  33 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.