An ninh năng lượng đối mặt nhiều thách thức

Nguyễn Cảnh Thứ ba, 23/01/2024 - 08:58

Nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2024 - 2025 và các năm tiếp theo là hiện hữu nếu không có các giải pháp khả thi và kịp thời.

Vẫn tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện. Ảnh minh họa: Hoàng Anh

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xác định, việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng thời gian qua còn nhiều hạn chế, vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đối mặt nhiều thách thức.

Theo đó, có tới 3 trong 6 chỉ tiêu chủ yếu đánh giá đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đang biến động bất lợi. 

Cụ thể, đối với than, dầu, khí tự nhiên, tỷ số trữ lượng và sản xuất ngày càng giảm, trong khi phụ thuộc vào nhập khẩu và tỷ trọng chi phí nhập khẩu trong tổng thu nhập quốc nội ngày càng tăng.

Tỷ lệ nhập khẩu năng lượng sơ cấp trong tổng cung cấp năng lượng đã tăng từ 8,4% năm 2015 lên 48% năm 2020. 

Trong khi đó, trữ lượng thủy điện cơ bản đã khai thác hết; sản xuất than thiếu năng lực mở rộng, tỷ trọng sản lượng khai thác lộ thiên giảm chỉ chiếm 35 - 40% tổng sản lượng khai thác toàn ngành.

Tương tự, liên quan tới dầu khí, ghi nhận tình trạng sản lượng ở một số mỏ lớn đang suy giảm nhanh cùng với việc khó khăn trong phát triển mỏ mới trên Biển Đông.

Cơ cấu nguồn và phát triển các nguồn điện chưa cân đối và sát với thực tế, chưa tính toán hợp lý trong tổng thể phát triển của cả hệ thống. 

Đơn cử, dù tăng nhanh và tập trung chủ yếu ở miền Trung, miền Nam nhưng điện năng lượng tái tạo chưa đồng bộ với khả năng truyền tải và chưa có hệ thống dự phòng, lưu trữ dẫn đến tình trạng quá tải lưới ở một số địa phương.

Việc huy động nhiều nguồn điện tái tạo với giá khá cao đã và đang làm tăng giá điện, gây khó khăn trong điều độ, điều tiết hệ thống điện lực quốc gia.

Rủi ro an ninh năng lượng khi tắc các dự án điện

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc tích tụ những tồn tại, hạn chế này trong thời gian dài đã dẫn đến tình trạng thiếu điện ở miền Bắc vào đầu tháng 6/2023 ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của người dân. 

Thậm chí, nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2024 - 2025 và các năm tiếp theo là hiện hữu nếu không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời.

Trong một diễn biến mới nhất, tính toán của EVN cho thấy, theo các kịch bản đề ra về nhu cầu phụ tải lẫn tăng trưởng nguồn, khu vực miền Bắc đang đối diện nguy cơ thiếu điện vào các tháng cao điểm mùa khô năm nay.

Một thực tế khác dẫn tới thách thức trong đảm bảo an ninh năng lượng là hiệu quả khai thác, sử dụng năng lượng còn thấp. Cụ thể, hệ số thu hồi dầu khí chưa cao, hệ số thu hồi than sạch tuy có cải thiện nhưng vẫn thấp nhất là trong khai thác hầm lò.

Hệ số đàn hồi năng lượng năm 2021 gần 1,4 - mức cao so với nhiều nước trên thế giới. Tỷ trọng tiêu thụ điện năng trong cơ cấu tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng tăng từ khoảng 26% năm 2015 lên 28% vào năm 2020 đặt ra thách thức về đảm bảo cung ứng điện.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng ngành năng lượng còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Việc triển khai các dự án nguồn điện, lưới điện bị kéo dài do vướng mắc về quy hoạch, cơ chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đền bù, giải phóng mặt bằng; dự phòng lưới điện còn chưa đáp ứng tiêu chí N-1 ở một số khu vực quan trọng.

Kho dự trữ quốc gia xăng dầu của Nhà nước và hệ thống dự trữ quốc gia về than, khí thiên nhiên chưa được thiết lập.

Trình độ công nghệ, tỷ lệ nội địa hóa máy móc, thiết bị năng lượng chậm được nâng cao, phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp nước ngoài; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Đáng chú ý, bất cập trong quá trình thực hiện pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021 còn thể hiện ở tình trạng chưa kiên quyết, kịp thời triển khai đầy đủ, đồng bộ các giải pháp đề ra tại các nghị quyết liên quan đến lĩnh vực năng lượng của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đối với thực hiện Nghị quyết 61 năm 2022 của Quốc hội, đến 20/9/2023 mới có 13/63 quy hoạch tỉnh được phê duyệt, trong khi đó còn chờ ban hành kế hoạch thực hiện, do đó sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án năng lượng tại địa phương.

Đối với Nghị quyết 74 năm 2022 của Quốc hội, thực tế cho thấy vẫn chưa hoàn thành phân loại và xây dựng kế hoạch, lộ trình, làm rõ trách nhiệm, xử lý sai phạm, tiêu cực, các tồn tại, hạn chế, thất thoát, lãng phí đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến 13 dự án, chuỗi dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, than, dầu khí chậm tiến độ đã rà soát, xử lý.

Trong danh mục 13 dự án nêu trên có sáu nhà máy nhiệt điện (Quảng Trạch, Sông Hậu 1, Nhơn Trạch 3 và 4, Vũng Áng II, An Khánh); ba nhà máy thủy điện (Hòa Bình mở rộng, Ialy mở rộng, Hồi Xuân); ba chuỗi khí – điện (Lô B, Cá Voi Xanh, Sơn Mỹ) và nhà máy lọc dầu Dung Quất nâng cấp, mở rộng. 

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  2 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  2 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  3 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  6 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  6 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.