Tập đoàn Hàn Quốc muốn mua 29% cổ phần PV Power
PV Power, công ty sản xuất điện lớn thứ 2 của Việt Nam đang trở thành mục tiêu đầu tư của tập đoàn Teakwang Hàn Quốc, giá trị thương vụ có thể lên đến 12.000 tỷ đồng.
Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng phía liên minh thân cận ở bờ Đại Tây Dương và sự tẩy chay từ thị trường lâu năm Trung Quốc, Hàn Quốc, hơn lúc nào hết, đang muốn thúc đẩy thương mại với khối ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.
Chuyến thăm đầu tiên của chủ nhân Nhà Xanh tới Việt Nam
Ngày 22/3, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Phu nhân đã bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước lần đầu tiên tới Việt Nam, theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc ngày càng phát triển tích cực.
Ông Moon sẽ có buổi gặp gỡ với Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các nhà lãnh đạo cấp cao tại Hà Nội vào thứ Sáu (23/3). Nhà lãnh đạo Hàn Quốc cũng sẽ tham dự diễn đàn cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của hai nước cùng với Phó chủ tịch Samsung Electronics Yoon Boo-keun và ông Chung Yong-jin, phó chủ tịch Tập đoàn bán lẻ Shinsegae.
Chuyến thăm đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, không chỉ giới hạn ở các lĩnh vực truyền thống như sản xuất, thương mại, công nghệ thông tin, mà còn mở rộng sang các lĩnh vực mới như sản xuất năng lượng điện, năng lượng tái tạo, sản xuất máy móc công nghệ cao, xây dựng các thành phố thông minh và giáo dục kỹ thuật.
"Tôi hy vọng hai nước sẽ có thể đáp ứng hiệu quả cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một trong những vấn đề được đề cập nhiều nhất trên toàn cầu, và tạo động lực tăng trưởng trong tương lai", ông Moon cho biết.
Khó khăn đến từ những 'người bạn' lâu năm
Chuyến thăm của ông Moon diễn ra trong bối cảnh các tập đoàn lớn của Hàn Quốc đang hướng đến khu vực ASEAN như một thị trường thay thế cho Trung Quốc, nơi họ bị tẩy chay do việc chính phủ Hàn Quốc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ (THAAD) vào năm ngoái.
Theo đó, Bắc Kinh đã áp dụng nhiều biện pháp trả đũa Hàn Quốc về kinh tế, trong đó có hạn chế hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc cũng như cấm khách Trung Quốc du lịch đến nước này. Vào tháng 5/2017, 90% số cửa hàng Lotte Mart tại Trung Quốc đã bị buộc đóng cửa, gây thiệt hại hàng tỷ won cho một trong những chaebol lớn nhất Hàn Quốc.
Nền kinh tế lớn thứ tư của châu Á cũng phải đối mặt với những trở ngại thương mại với Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump tăng cường chủ nghĩa bảo hộ với những động thái như tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng, đặc biệt là máy giặt và nhôm thép.
Washington đã bắt đầu thực hiện biện pháp bảo hộ kéo dài ba năm đối với máy giặt bằng cách áp đặt mức thuế 50% cho tất cả các máy giặt được nhập khẩu và áp thuế 30% đối với các tấm pin mặt trời trong vòng 4 năm. Các mức thuế quan sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nhiều tập đoàn sản xuất điện tử của Hàn Quốc, đặc biệt là Samsung Electronics và LG Electronics của Hàn Quốc, hai hãng chiếm khoảng 1/4 thị trường máy giặt Mỹ.
Gió đổi chiều và những triển vọng mới
Trong 25 năm hợp tác phát triển kinh tế, làn sóng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam chưa bao giờ mạnh mẽ như trong những năm gần đây. Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc đã đạt được những bước tiến lớn từ mức chỉ khoảng 500 triệu USD trong những năm đầu tiên lên 60 tỷ USD hiện nay, cao gấp 120 lần so với năm 1992.
Hàn Quốc hiện là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng đầu trong đầu tư FDI, thứ hai về hợp tác phát triển, thương mại, du lịch. Đồng thời chất lượng nguồn vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam cũng ngày càng cao.
Samsung đang mở rộng sự hiện diện của mình tại Việt Nam với việc đầu tư nhiều hơn vào màn hình hiển thị và điện thoại thông minh, trong khi Shinsegae đang mở cửa hàng của chuỗi giảm giá E-Mart tại Hà Nội.
Các tập đoàn lớn khác của Hàn Quốc như CJ, TaeKwang, Lotte , KB Financial… cũng đã chi hàng chục triệu USD để thâu tóm các mảng kinh doanh vận tải, tiếp vận, tài chính tiêu dùng, chứng khoán hay thực phẩm để tiến vào thị trường 93 triệu dân.
Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ ba của Hàn Quốc vào năm ngoái, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ, nhờ Hiệp định thương mại tự do song phương có hiệu lực kể từ tháng 12/2015. Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam đã tăng 46,3% so với năm trước, lên 47,7 tỷ USD, nhập khẩu từ nước này đã tăng 20,8% lên 16,1 tỷ USD.
Việt Nam sẽ đóng vai trò cầu nối giữa Hàn Quốc với các thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Ông Moon đang tích cực thúc đẩy "Chính sách Phương Nam mới" (New Southern Policy), một chính sách ngoại giao nhằm tăng cường quan hệ với các nước ASEAN và giảm sự tin tưởng và phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc.
PV Power, công ty sản xuất điện lớn thứ 2 của Việt Nam đang trở thành mục tiêu đầu tư của tập đoàn Teakwang Hàn Quốc, giá trị thương vụ có thể lên đến 12.000 tỷ đồng.
BIDV và ngân hàng KEB Hana của Hàn Quốc ký thỏa thuận sơ bộ từ tháng 8/2017 để thực hiện giao dịch.
Mirae Asset Global Investments, đơn vị quản lý tài sản của Tập đoàn Tài chính Mirae Asset của Hàn Quốc, đã ký hợp đồng liên doanh với một công ty con của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
Đây là những công trình mang tính chất "xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái" hạ tầng chiến lược của đất nước.
Công an tỉnh Phú Thọ vừa bắt giữ hai cán bộ, lãnh đạo thuộc Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực II tại TP.HCM vì cấp giấy hợp quy khống cho công trình, gây nguy hiểm đến tính mạng người dân.
Phó thủ tướng Nguyễn Hoà Bình yêu cầu các bộ, ngành , địa phương tiếp tục rà soát lại các khó khăn, vướng mắc đối với các dự án năng lượng liên quan đến trình tự về thủ tục xây dựng, cấp phép, quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và giá ưu đãi FIT.
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt đã mở ra dư địa rộng cho điện tái tạo, cùng với minh định cho số phận của một số dự án điện vướng mắc.
Dù “tick xanh trách nhiệm” mang lại nhiều lợi thế nhưng các doanh nghiệp bán lẻ và doanh nghiệp cung cấp vẫn “ngó lơ”.
Đây là những công trình mang tính chất "xoay chuyển tình thế, thay đổi trạng thái" hạ tầng chiến lược của đất nước.
Bản chất của quản trị rủi ro không phải là giảm thiểu rủi ro một cách tối đa mà là phải gắn chặt với quản trị hiệu suất và hoạt động kinh doanh.
Đây là một trong những dự án hạ tầng lớn nhất tại Việt Nam, đặt mục tiêu trở thành khu đô thị phát triển theo mô hình ESG hàng đầu thế giới.
Theo ý kiến chuyên gia, Việt Nam nên có mô hình trung tâm tài chính kết hợp, không tách biệt hoàn toàn nhưng có khung pháp lý đặc thù, tập trung vào sử dụng ngoại tệ, luân chuyển lợi nhuận và bảo vệ nhà đầu tư.
Hành trình "thay máu" bằng AI vào mọi ngóc ngách của hoạt động kinh doanh, vận hành đã giúp Be Group chuyển mình, hướng tới tăng trưởng bền vững.
Đề xuất bổ sung việc ghi giảm vốn điều lệ đối với NHTM đang chịu sự kiểm soát đặc biệt là điểm mới quan trọng trong dự thảo thông tư số 39 của NHNN.
Sau hơn 20 tháng thi công, dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 thuộc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã hoàn thành vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam.