Việt Nam dẫn đầu thế giới về hủy bỏ nhiệt điện than

Nhật Minh Thứ năm, 06/07/2023 - 13:58

Trong giai đoạn tháng 1 – 5/2023, Việt Nam đã hủy bỏ thêm tổng công suất 9,6GW nhiệt điện than trong các dự án nhiệt điện được đề xuất, ghi nhận mức cao nhất trong số các quốc gia được quan sát, theo dữ liệu mới đây từ Tổ chức Giám sát năng lượng toàn cầu.

Dữ liệu cho biết thêm ước tính, có thêm khoảng 20 – 25GW công suất nhiệt điện than nằm trong đề xuất đã chính thức bị hủy bỏ, hoặc được cho là sẽ hủy bỏ, tại các quốc gia ngoài Trung Quốc.

Trong đó, mức giảm của Việt Nam chiếm gần một nửa, và nhiều hơn đáng kể so với bất kỳ quốc gia nào khác, Tổ chức Giám sát năng lượng toàn cầu (Global Energy Monitor – GEM) phân tích.

Lucy Hummer, nhà nghiên cứu tại GEM, đánh giá: “Mặc dù thật tốt khi thấy Việt Nam đang đi đúng hướng, nhưng chúng tôi vẫn thận trọng trước một số rủi ro tiềm ẩn”.

Theo đó, việc chuyển đổi từ than đá sang khí đốt, hoặc chuyển đổi các nhà máy điện đốt than sang đốt sinh khối hoặc amoniac trong dài hạn có thể chứng minh là không khả thi về mặt kinh tế, cũng như làm tăng lượng khí thải gây rủi ro khí hậu.

“Việt Nam nên xem xét mọi lựa chọn có sẵn, để chuyển từ than đá sang năng lượng sạch, mà không lãng phí chi tiêu cho khí đốt, sinh khối hoặc amoniac”, vị này khuyến nghị.

Việt Nam dẫn đầu thế giới về hủy bỏ nhiệt điện than
Tổng công suất nhiệt điện than đang xây dựng (đỏ), đã được cấp phép (cam), tạm dừng (xám nhạt), và bị hủy bỏ (xám đậm) tại Việt Nam.

Theo Quy hoạch điện VIII, tỷ trọng của nhiệt điện than trong sản xuất năng lượng của Việt Nam dự kiến sẽ giảm xuống ngưỡng khoảng 1/5 vào năm 2030, từ mức 1/3 hiện tại.

Việt Nam hiện có khoảng 25,9GW công suất điện than đang hoạt động tính đến tháng 5/2023, và dự kiến sẽ đạt đỉnh ở mức hơn 30,1GW vào cuối thập kỷ này, sau đó sẽ giảm dần theo mục tiêu loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng than đá vào năm 2050.

Cuối năm ngoái, Việt Nam và các đối tác đã thiết lập thỏa thuận Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (Just Energy Transition Partnership – JETP), với gói tài trợ trị giá 15,5 tỷ USD nhằm hỗ trợ Việt Nam trong các nỗ lực chuyển đổi năng lượng.

Theo thỏa thuận này, Việt Nam dự kiến sẽ đạt mức phát thải cao nhất vào năm 2030, thay vì mục tiêu đặt ra trước đó là năm 2035.

Phân tích từ GEM cho thấy Việt Nam sẽ xây dựng thêm 6,1GW điện than với sáu dự án nằm trong danh mục “đang xây dựng” của Quy hoạch điện VIII. Theo đó, tất cả dự án điện than khác đang được phát triển sẽ phải hủy bỏ để thực hiện cam kết trong JETP.

Ngoài ra, Việt Nam sẽ cần phải hủy bỏ thêm 4GW công suất của các dự án điện than khác đang trong diện xem xét, để có thể đảm bảo các điều khoản trong khuôn khổ JETP.

“Bất kỳ dự án nào nằm ngoài mức bổ sung công suất 6GW điện than như đã quy hoạch nên được thay thế bằng các giải pháp thay thế năng lượng tái tạo khác, nhất là các dự án chưa được đưa được đưa vào xây dựng trên thực tế”, GEM khuyến nghị. 

Gói tài chính mới 15,5 tỷ USD giúp Việt Nam chuyển dịch năng lượng

Gói tài chính mới 15,5 tỷ USD giúp Việt Nam chuyển dịch năng lượng

Tiêu điểm -  2 năm
Dự kiến chương trình sẽ được công bố trước tháng 11/2023, hướng vào các dự án điện gió, điện mặt trời, truyền tải, xe điện và một số lĩnh vực khác.
Gói tài chính mới 15,5 tỷ USD giúp Việt Nam chuyển dịch năng lượng

Gói tài chính mới 15,5 tỷ USD giúp Việt Nam chuyển dịch năng lượng

Tiêu điểm -  2 năm
Dự kiến chương trình sẽ được công bố trước tháng 11/2023, hướng vào các dự án điện gió, điện mặt trời, truyền tải, xe điện và một số lĩnh vực khác.
Định đoạt số phận của 5 dự án nhiệt điện than tỷ đô

Định đoạt số phận của 5 dự án nhiệt điện than tỷ đô

Tiêu điểm -  1 năm

Quy hoạch điện VIII đã xác định thời hạn triển khai cụ thể đối với 5 dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó khăn trong thay đổi cổ đông thu xếp vốn. Đồng thời, 7 trường hợp khác đang trong gấp rút hoàn thành xây dựng để đi vào vận hành theo tiến độ.

Tương lai cho nhiệt điện khí

Tương lai cho nhiệt điện khí

Tiêu điểm -  2 năm

Trong tờ trình mới nhất gửi Thủ tướng về dự thảo quy hoạch điện VIII, Bộ Công thương xác định ưu tiên tối đa phát triển các dự án nhiệt điện khí sử dụng nguồn khí tự nhiên trong nước.

Thời khó của nhiệt điện than

Thời khó của nhiệt điện than

Phát triển bền vững -  3 năm

Các doanh nghiệp nhiệt điện than đang phải đối mặt với thách thức từ nhiều phía, như nguồn nguyên liệu đầu vào đắt đỏ hơn, ít nguồn vốn hỗ trợ hơn, hay cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nguồn năng lượng tái tạo.

Nguồn tài chính nào đang giúp nhiệt điện khí 'phình to'?

Nguồn tài chính nào đang giúp nhiệt điện khí 'phình to'?

Phát triển bền vững -  3 năm

Sự mở rộng hiện nay của cơ sở hạ tầng khí đốt được xem là cơ hội cuối cùng để các dự án có thể được thực thi, trong bối cảnh thế giới có nhiều động thái tiến tới năng lượng sạch.

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  9 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  9 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Tiêu điểm -  9 giờ

Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?

Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  1 ngày

Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Tiêu điểm -  1 ngày

Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.

Giá vàng hôm nay 27/4: Dự báo giá vàng tuần 28/4-4/5/2025

Giá vàng hôm nay 27/4: Dự báo giá vàng tuần 28/4-4/5/2025

Vàng -  1 giờ

Sau cú sụt mạnh, giá vàng bước vào vùng nhiễu loạn. Dự báo giá vàng tuần tới tràn ngập sự bất định và tâm lý e ngại lan rộng khắp thị trường.

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Leader talk -  4 giờ

Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Tài chính -  4 giờ

Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

Tủ sách quản trị -  7 giờ

Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Diễn đàn quản trị -  7 giờ

Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  9 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  9 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Đọc nhiều