Việt Nam dẫn đầu thế giới về hủy bỏ nhiệt điện than

Nhật Minh Thứ năm, 06/07/2023 - 13:58

Trong giai đoạn tháng 1 – 5/2023, Việt Nam đã hủy bỏ thêm tổng công suất 9,6GW nhiệt điện than trong các dự án nhiệt điện được đề xuất, ghi nhận mức cao nhất trong số các quốc gia được quan sát, theo dữ liệu mới đây từ Tổ chức Giám sát năng lượng toàn cầu.

Dữ liệu cho biết thêm ước tính, có thêm khoảng 20 – 25GW công suất nhiệt điện than nằm trong đề xuất đã chính thức bị hủy bỏ, hoặc được cho là sẽ hủy bỏ, tại các quốc gia ngoài Trung Quốc.

Trong đó, mức giảm của Việt Nam chiếm gần một nửa, và nhiều hơn đáng kể so với bất kỳ quốc gia nào khác, Tổ chức Giám sát năng lượng toàn cầu (Global Energy Monitor – GEM) phân tích.

Lucy Hummer, nhà nghiên cứu tại GEM, đánh giá: “Mặc dù thật tốt khi thấy Việt Nam đang đi đúng hướng, nhưng chúng tôi vẫn thận trọng trước một số rủi ro tiềm ẩn”.

Theo đó, việc chuyển đổi từ than đá sang khí đốt, hoặc chuyển đổi các nhà máy điện đốt than sang đốt sinh khối hoặc amoniac trong dài hạn có thể chứng minh là không khả thi về mặt kinh tế, cũng như làm tăng lượng khí thải gây rủi ro khí hậu.

“Việt Nam nên xem xét mọi lựa chọn có sẵn, để chuyển từ than đá sang năng lượng sạch, mà không lãng phí chi tiêu cho khí đốt, sinh khối hoặc amoniac”, vị này khuyến nghị.

Việt Nam dẫn đầu thế giới về hủy bỏ nhiệt điện than
Tổng công suất nhiệt điện than đang xây dựng (đỏ), đã được cấp phép (cam), tạm dừng (xám nhạt), và bị hủy bỏ (xám đậm) tại Việt Nam.

Theo Quy hoạch điện VIII, tỷ trọng của nhiệt điện than trong sản xuất năng lượng của Việt Nam dự kiến sẽ giảm xuống ngưỡng khoảng 1/5 vào năm 2030, từ mức 1/3 hiện tại.

Việt Nam hiện có khoảng 25,9GW công suất điện than đang hoạt động tính đến tháng 5/2023, và dự kiến sẽ đạt đỉnh ở mức hơn 30,1GW vào cuối thập kỷ này, sau đó sẽ giảm dần theo mục tiêu loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng than đá vào năm 2050.

Cuối năm ngoái, Việt Nam và các đối tác đã thiết lập thỏa thuận Đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (Just Energy Transition Partnership – JETP), với gói tài trợ trị giá 15,5 tỷ USD nhằm hỗ trợ Việt Nam trong các nỗ lực chuyển đổi năng lượng.

Theo thỏa thuận này, Việt Nam dự kiến sẽ đạt mức phát thải cao nhất vào năm 2030, thay vì mục tiêu đặt ra trước đó là năm 2035.

Phân tích từ GEM cho thấy Việt Nam sẽ xây dựng thêm 6,1GW điện than với sáu dự án nằm trong danh mục “đang xây dựng” của Quy hoạch điện VIII. Theo đó, tất cả dự án điện than khác đang được phát triển sẽ phải hủy bỏ để thực hiện cam kết trong JETP.

Ngoài ra, Việt Nam sẽ cần phải hủy bỏ thêm 4GW công suất của các dự án điện than khác đang trong diện xem xét, để có thể đảm bảo các điều khoản trong khuôn khổ JETP.

“Bất kỳ dự án nào nằm ngoài mức bổ sung công suất 6GW điện than như đã quy hoạch nên được thay thế bằng các giải pháp thay thế năng lượng tái tạo khác, nhất là các dự án chưa được đưa được đưa vào xây dựng trên thực tế”, GEM khuyến nghị. 

Gói tài chính mới 15,5 tỷ USD giúp Việt Nam chuyển dịch năng lượng

Gói tài chính mới 15,5 tỷ USD giúp Việt Nam chuyển dịch năng lượng

Tiêu điểm -  1 năm
Dự kiến chương trình sẽ được công bố trước tháng 11/2023, hướng vào các dự án điện gió, điện mặt trời, truyền tải, xe điện và một số lĩnh vực khác.
Gói tài chính mới 15,5 tỷ USD giúp Việt Nam chuyển dịch năng lượng

Gói tài chính mới 15,5 tỷ USD giúp Việt Nam chuyển dịch năng lượng

Tiêu điểm -  1 năm
Dự kiến chương trình sẽ được công bố trước tháng 11/2023, hướng vào các dự án điện gió, điện mặt trời, truyền tải, xe điện và một số lĩnh vực khác.
Định đoạt số phận của 5 dự án nhiệt điện than tỷ đô

Định đoạt số phận của 5 dự án nhiệt điện than tỷ đô

Tiêu điểm -  1 năm

Quy hoạch điện VIII đã xác định thời hạn triển khai cụ thể đối với 5 dự án nhiệt điện than chậm tiến độ, gặp khó khăn trong thay đổi cổ đông thu xếp vốn. Đồng thời, 7 trường hợp khác đang trong gấp rút hoàn thành xây dựng để đi vào vận hành theo tiến độ.

Tương lai cho nhiệt điện khí

Tương lai cho nhiệt điện khí

Tiêu điểm -  1 năm

Trong tờ trình mới nhất gửi Thủ tướng về dự thảo quy hoạch điện VIII, Bộ Công thương xác định ưu tiên tối đa phát triển các dự án nhiệt điện khí sử dụng nguồn khí tự nhiên trong nước.

Thời khó của nhiệt điện than

Thời khó của nhiệt điện than

Phát triển bền vững -  2 năm

Các doanh nghiệp nhiệt điện than đang phải đối mặt với thách thức từ nhiều phía, như nguồn nguyên liệu đầu vào đắt đỏ hơn, ít nguồn vốn hỗ trợ hơn, hay cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nguồn năng lượng tái tạo.

Nguồn tài chính nào đang giúp nhiệt điện khí 'phình to'?

Nguồn tài chính nào đang giúp nhiệt điện khí 'phình to'?

Phát triển bền vững -  2 năm

Sự mở rộng hiện nay của cơ sở hạ tầng khí đốt được xem là cơ hội cuối cùng để các dự án có thể được thực thi, trong bối cảnh thế giới có nhiều động thái tiến tới năng lượng sạch.

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  2 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  4 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  6 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  6 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  6 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  10 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  11 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.