Tiêu điểm
'Việt Nam đang có cơ hội vàng thu hút FDI từ các công ty châu Âu'
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu sắp có hiệu lực cùng khả năng phục hồi kinh tế nhanh hơn nhờ phòng chống đại dịch Covid-19 tốt là những yếu tố giúp Việt Nam hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư châu Âu.
Vai trò quan trọng của nỗ lực cải cách
Đầu tháng 6 này, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA), một kết quả quan trọng cho chặng đường dài hai bên đã trải qua.
Các hiệp định này được đánh giá là hòn đá tảng trong chính sách kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU)
Tại buổi đối thoại giữa Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng với doanh nghiệp châu Âu, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Nicolas Audier cho rằng, hiện nay là thời điểm phù hợp để triển khai thành công EVFTA sau khi Việt Nam đạt được những kết quả ấn tượng trong phòng chống đại dịch Covid-19.
Kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục sau đại dịch và EVFTA sẽ là “cú hích” thúc đẩy quan hệ thương mại song phương.
Để EVFTA có hiệu lực và có sức lan toả mạnh mẽ, Chủ tịch EuroCham cho rằng các cơ quan thẩm quyền của Việt Nam, EU và doanh nghiệp cần tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo thực thi hiệu quả; thành lập Hội đồng doanh nghiệp của EVFTA để xem xét các thách thức trong quá trình triển khai và phối hợp giải quyết.
Quan trọng hơn cả, Việt Nam cần nỗ lực để thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh, đầu tư cởi mở hơn cho doanh nghiệp.
Khi EVFTA có hiệu lực vào tháng 8, một trong những yếu tố hàng đầu đó là tiếp tục thúc đẩy những tiến bộ tích cực trong cải cách hành chính, hợp lý hóa các điều kiện kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư và hiện đại hóa khung pháp lý.
“Trong khi các nền kinh tế khác trên thế giới còn đang phải vật lộn với tác động của đại dịch Covid-19 thì Việt Nam đang có cơ hội vàng để tận dụng EVFTA và thu hút FDI từ các công ty châu Âu – những doanh nghiệp đang tìm kiếm thị trường mở, cạnh tranh và thân thiện với doanh nghiệp”, ông Nicolas Audier chia sẻ.
Những đề xuất phục hồi nền kinh tế hậu Covid-19
Bên cạnh các biện pháp hiệu quả để ứng phó với tác động của dịch Covid-19 đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh, nhiều biện pháp lâu dài khác có thể được áp dụng để hỗ trợ cộng đồng trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài, gia tăng sức hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam hậu Covid-19.
EuroCham trong Sách Trắng 2020 khuyến nghị Việt Nam cần đảm bảo các chính sách hỗ trợ được áp dụng cho doanh nghiệp nước ngoài bởi đây là khu vực doanh nghiệp có đóng góp lớn cho GDP của Việt Nam, sức tăng trưởng bền vững và phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước.
Việt Nam không chỉ cần bảo vệ các doanh nghiệp nội địa mà còn cần hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài, những nhân tố có đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là xuất khẩu, một khi dịch bệnh được kiểm soát và thương mại toàn cầu trở lại bình thường.
Điều này cũng đảm bảo tuân thủ cam kết trong các cam kết quốc tế và hiệp định thương mại mà Việt Nam đã là thành viên hoặc sớm đưa vào triển khai trong thời gian tới, bao gồm EVFTA.
Thứ hai, EuroCham đề xuất Chính phủ cân nhắc ban hành gói cứu trợ hỗ trợ doanh nghiệp để bổ sung nguồn lực cần thiết cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Sự chia sẻ về tài chính từ Chính phủ, dù ở mức độ nào trong phạm vi ngân sách và cân đối với ổn định kinh tế vĩ mô, là rất cần thiết.
Đại dịch Covid-19 đã tác động gần như mọi lĩnh vực, ngành nghề và chỉ có một số ít ngoại lệ, vì vậy điều quan trọng là gói cứu trợ này cần đảm bảo công bằng, không giới hạn cho một nhóm nhỏ các ngành công nghiệp ưu tiên.
Đồng thời, gói cứu trợ nên truyền tải tinh thần động viên doanh nghiệp. Việc mở rộng đối tượng thụ hưởng sẽ giúp lan tỏa sự sẻ chia và tác động đến toàn bộ nền kinh tế.
Cụ thể, đại diện các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam kiến nghị giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho năm tài chính 2020 cho tất cả doanh nghiệp trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng.
Chính sách hỗ trợ không nên giới hạn chỉ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động trong các ngành nghề chịu tác động của dịch Covid-19 cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề.
Bên cạnh đó, giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho toàn bộ người nộp thuế ở Việt Nam trong năm tài chính 2020; giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho năm tài chính 2020 để kích cầu và tiêu thụ, hỗ trợ nền kinh tế và toàn xã hội phục hồi và giảm 50% khoản đóng góp bảo hiểm xã hội bắt buộc trong năm 2020 cho tất cả các đối tượng chịu ảnh hưởng.
EuroCham cũng đề nghị có thêm các gói kích thích kinh tế để thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế, bao gồm khu vực tư nhân, hồi phục sau khủng hoảng.
Phạm vi cứu trợ rộng rãi sẽ góp phần giữ chân lực lượng lao động trên quy mô lớn, và thực tế cũng cho thấy gia tăng số lượng người lao động sẽ góp phần kích cầu kinh tế trong nước.
Thứ ba, nắm bắt cơ hội hợp tác với cộng đồng quốc tế. EuroCham nhận định dù dịch Covid-19 có cản trở, năm 2020 vẫn sẽ đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong việc phát triển các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam.
Việt Nam hiện là Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Vì vậy, Việt Nam có thể cân nhắc tổ chức một hội nghị mang tầm cỡ khu vực, có sự tham gia của các chủ thể lớn quốc tế, để thảo thuận về các gói cứu trợ và kích thích kinh tế trong khu vực ASEAN, EuroCham khuyến nghị.
Vị thế riêng của Việt Nam hậu đại dịch Covid-19
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.