Tiêu điểm
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo
Các bộ liên quan cần nghiên cứu việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo và có giải pháp phù hợp bảo đảm an ninh lương thực, ổn định thị trường giá cả lúa gạo và lợi ích người nông dân.
Theo báo cáo triển vọng ngành gạo mà VNDirect vừa công bố, ngày 8/9/2022, Ấn Độ đã ban bố lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm - chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của nước này và đánh thuế 20% đối với các loại gạo khác (trừ gạo basmati và gạo đồ), chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Ấn Độ xuất khẩu gạo sang hơn 150 quốc gia và đóng góp khoảng 36,7% thương mại gạo toàn cầu, do đó, bất kỳ sự sụt giảm nào về khối lượng xuất khẩu cũng sẽ gây áp lực lên giá gạo.
Kể từ đầu năm 2021, giá gạo đã điều chỉnh khoảng 45% so với mức đỉnh khoảng 570 USD/tấn trong 6 tháng và sau đó dao động trong khoảng 390 – 490 USD/tấn trong khoảng thời gian từ tháng 9/2021 đến nay, bất chấp giá thực phẩm tăng cao.
Tuy nhiên, trong khoảng 10 ngày từ khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu và tăng thuế xuất khẩu gạo, giá gạo có mức tăng nhẹ từ 5-15 USD/tấn. Theo Reuters, gạo 5% tại Ấn Độ được điều chỉnh tăng 5 -10 USD lên mức 392 USD/tấn trong tuần này. Gạo Thái Lan tăng khoảng 15 USD lên mức 435 USD/tấn. Gạo Việt Nam cũng tăng từ 10-15 USD đạt mốc 410 USD/tấn.
Trước đó, khi Ấn Độ cấm xuất khẩu vào năm 2007, giá gạo toàn cầu đã tăng lên mức cao kỷ lục khoảng 1.000 USD/tấn.
Thời tiết khắc nghiệt gần đây tại các nước xuất khẩu gạo hàng đầu châu Á, nơi chiếm khoảng 90% sản lượng gạo thế giới, có khả năng làm giảm năng suất và sản lượng trong năm nay.
Trung Quốc, nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, đã phải hứng chịu hạn hán nghiêm trọng tại 7 tỉnh, khiến sản lượng gạo của nước này có thể giảm và dự kiến phải tăng nhập khẩu gạo lên mức kỷ lục khoảng 6 triệu tấn niên vụ 2022-2023.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), tồn kho toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm khi dự báo tỷ lệ tồn kho/tiêu thụ giai đoạn 2022-2023 (tỷ lệ hàng tồn kho trên tiêu thụ) chỉ ở mức 34,4% (so với mức trung bình 36,6% giai đoạn 2018-2022).
Bên cạnh đó, nhiều nước đang có chính sách bảo vệ an ninh lương thực trước những tranh chấp địa chính trị. Cụ thể, có thể kể đến các lệnh cấm xuất khẩu lương thực như lúa mì và đường từ Ấn Độ, dầu cọ từ Indonesia.
Mặt khác, các nước nhập khẩu thực phẩm như Philippines đang cố gắng tăng lượng tồn kho dự trữ. USDA cũng dự báo lượng nhập khẩu của thị trường này có thể tăng thêm 200 ngàn tấn gạo so với ước tính trước đó, đưa dự báo nhập khẩu năm nay của Philippines lên 3,4 triệu tấn.
Vì vậy, VNDirect dự đoán giá gạo có khả năng tăng do chịu áp lực nguồn cung bị hạn chế và các chính sách xuất khẩu mới của Ấn Độ. Đồng thời Việt Nam có vị thế tốt để đón đầu xu hướng tăng giá của gạo.
Trước động thái cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, ngày 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có văn bản chỉ đạo bộ trường các bộ: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính nghiên cứu, chủ động theo dõi, bám sát tình hình để thực hiện các biện pháp, giải pháp phù hợp và kịp thời nhằm bảo đảm an ninh lương thực, hiệu quả công tác điều hành xuất khẩu gạo, ổn định thị trường giá cả lúa gạo và lợi ích người nông dân; kịp thời báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ nội dung vượt thẩm quyền của các bộ.
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan, với 7,8% giao dịch thương mại toàn cầu và là nước xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc với 24,5% thị phần.
Giá gạo Ấn Độ đang có vị thế cạnh tranh yếu hơn do chịu mức thuế cao hơn, từ đó thúc đẩy người mua chuyển hướng sang gạo của Thái Lan và Việt Nam. Năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam và Thái Lan chiếm 20,6% tổng giao dịch gạo thương mại toàn cầu. Vì vậy, quyết định hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể là cơ hội để Việt Nam và Thái Lan đẩy mạnh xuất khẩu.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, giá trị và sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam lần lượt đạt 2,3 tỷ USD (tăng gần 10% so với cùng kỳ) và 4,8 triệu tấn (tăng 20,7%). Trong đó, thị trường Philippines đạt 2,3 triệu tấn, tăng 49% so với cùng kỳ. Thị trường Trung Quốc đứng thứ hai với sản lượng nhập khẩu 520 ngàn tấn, giảm 29%.
Việt Nam đề xuất 5 giải pháp ứng phó khủng hoảng lương thực toàn cầu
Startup đưa gạo lứt của người đồng bào dân tộc thiểu số sang Mỹ
Startup Gạo lứt rẫy Bh.nong đang làm hồ sơ chứng nhận FDA (Food and Drug Administration - Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) để có thể xuất khẩu sản phẩm này sang Mỹ.
Tập đoàn Tân Long khánh thành nhà máy gạo lớn nhất châu Á
Với diện tích 161.000m2 tại tỉnh An Giang, Nhà máy gạo Hạnh Phúc có tổng công suất gạo thành phẩm đạt 1.000 tấn/ngày.
Chuyện gạo ST25 và bản quyền
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần có ý kiến chính thức về vấn đề liên quan đến bản quyền gạo ST25.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.