Việt Nam hút hơn 31 tỷ USD vốn FDI trong năm 2021

Nhật Hạ Thứ năm, 30/12/2021 - 08:08

Vốn FDI đổ vào Việt Nam phục hồi nhẹ trong năm 2021, chủ yếu đến từ vốn đăng ký điều chỉnh tăng thêm khi tăng mạnh 40,5%.

Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài năm nay đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020, theo Bộ Kế hoạch và đầu tư tính đến ngày 20/12/2021.

Trong đó, 1.738 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT), giảm 31,1% so với năm trước. Tổng vốn đăng ký dự án mới đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 4,1%.

Đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư có 985 lượt dự án, giảm 13,6% so với năm trước. Trong đó, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 9 tỷ USD, tăng 40,5%.

Góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 3.797 lượt, giảm 38,2% so với năm trước. Tổng giá trị vốn góp đạt gần 6,9 tỷ USD, giảm 7,7%.

Việt Nam hút hơn 31 tỷ USD vốn FDI trong năm 2021

Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã đầu tư vào 18/21 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu. Sản xuất, phân phối điện mặc dù thu hút được số lượng dự án mới, điều chỉnh, góp vốn, mua cổ phần không nhiều song với quy mô dự án lớn nên đứng thứ hai. Tiếp theo lần lượt là kinh doanh bất động sản; bán buôn và bán lẻ.

Việt Nam hút hơn 31 tỷ USD vốn FDI trong năm 2021 1

Nếu xét về số lượng dự án mới thì công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn bán lẻ và hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30,7%, 28,1% và 16,7% tổng số dự án.

Theo đối tác đầu tư, 106 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư tại Việt Nam, với Singapore dẫn đầu. Theo sau lần lượt là Hàn Quốc, Nhật Bản.

Vốn đầu tư của Singapore gấp 2,2 lần vốn đầu tư của Hàn Quốc và gấp 2,7 lần vốn đầu tư của Nhật Bản do Singapore có 1 dự án đầu tư mới và 1 trường hợp góp vốn mua cổ phần có vốn đầu tư lớn.

Đó là dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore) có vốn đầu tư trên 3,1 tỷ USD và trường hợp góp vốn mua cổ phần của VinFast Trading & Investment Pte. Ltd (Singapore) vào công ty Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast 2,19 tỷ USD.

Việt Nam hút hơn 31 tỷ USD vốn FDI trong năm 2021 2

Hàn Quốc mặc dù chỉ xếp thứ hai về vốn đầu tư, song lại là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới, số lượt dự án điều chỉnh vốn cũng như số lượt góp vốn, mua cổ phần. Như vậy, nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư nhất trong năm 2021

Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 59 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó tỉnh Hải Phòng vượt qua Long An giữ vững vị trí dẫn đầu. Long An đã trở lại vị trí thứ hai và TP.HCM đứng thứ ba.

Việt Nam hút hơn 31 tỷ USD vốn FDI trong năm 2021 3

Nếu xét về số dự án, các nhà đầu tư vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP.HCM, Hà Nội, Bắc Ninh.

Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả về số dự án mới (29%), số lượt dự án điều chỉnh (18,1%) và góp vốn mua cổ phần(60,3%). Hà Nội tuy không thuộc top 5 địa phương thu hút đầu tư nước ngoài, song xếp thứ hai về số dự án mới (16,7%) và số lượt góp vốn, mua cổ phần (12,2%).

Trong tổng số vốn FDI đã đăng ký, vốn thực hiện ước đạt 19,74 tỷ USD, giảm nhẹ 1,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Tính lũy kế đến ngày 20/12/2021, cả nước có 34.527 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 408,1 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 251,6 tỷ USD, bằng 61,7% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng có 2 nguyên nhân khách quan và 2 chủ quan làm giảm số lượng dự án FDI cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần.

Về nguyên nhân khách quan, dòng vốn đầu tư nước ngoài toàn cầu nửa đầu năm 2021 phục hồi tốt hơn dự kiến, tuy nhiên niềm tin của nhà đầu tư vào ngành và chuỗi giá trị toàn cầu vẫn còn lung lay. Số lượng các dự án mới trong các ngành thâm dụng vào chuỗi giá trị toàn cầu (như điện tử, ô tô và hóa chất) đều giảm.

Thêm nữa, sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Áp lực cạnh tranh trong thu hút đầu nước ngoài lớn, đặt biệt là đối với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.

Về nguyên nhân chủ quan, cơ quan này nhận định chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc của Việt Nam làm loại bỏ các dự án quy mô nhỏ và ít giá trị gia tăng.

Bên cạnh đó là việc hạn chế nhập cảnh và chính sách cách ly dài ngày trong những tháng dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở Việt Nam làm chững lại các đoàn chuyên gia và nhóm phát triển dự án vào Việt Nam khảo sát và làm các thủ tục đầu tư.

Việc phong tỏa nhà máy và hạn chế di chuyển của người lao động trong các khu công nghiệp làm đình trệ sản xuất, giảm công suất và sản lượng, đứt gãy chuỗi cung ứng cũng góp phần làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư mới đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam.

Một số dự án FDI lớn từ đầu năm đến nay gồm dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại Long An (cấp GCNĐKĐT ngày 19/3/2021).

Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,15 tỷ USD (trong đó điều chỉnh tăng 1,4 tỷ USD ngày 30/8/2021 và tăng 750 triệu USD ngày 04/02/2021).

Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD với mục tiêu xây dựng một nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho lưới điện khu vực và hệ thống điện quốc gia tại Cần Thơ (cấp GCNĐKĐT ngày 22/01/2021).

Dự án nhà máy sản xuất giấy Kraft Vina công suất 800.000 tấn/năm (Nhật Bản), tổng vốn đầu tư 611,4 triệu USD với mục tiêu sản xuất giấy kraft, giấy lót và giấy bao bì tại Vĩnh Phúc (cấp GCNĐKĐT ngày 23/7/2021).

Dự án Nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam (Đài Loan), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 610 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 13/5/2021).

Dự án Công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam (Hồng Kông), tổng vốn đầu tư đăng ký 498 triệu USD với mục tiêu sản xuất tấm quang năng và sản xuất thiết bị điện khác tại Quảng Ninh (GCNĐKĐT ngày 29/3/2021).

Dự án chế tạo lốp xe Radian (Trung Quốc) tại Tây Ninh, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 312 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 06/01/2021).

Dự án Nhà máy Fukang Technology (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 293 triệu USD với mục tiêu sản xuất, gia công máy tính bảng và máy tính xách tay tại Bắc Giang (cấp GCNĐKĐT ngày 15/01/2021).

Kỳ vọng đón dòng vốn FDI kỷ lục đổ vào Việt Nam

Kỳ vọng đón dòng vốn FDI kỷ lục đổ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  2 năm
Nhiều chuyên gia kỳ vọng 2022 sẽ là năm chứng kiến dòng vốn FDI kỷ lục vào Việt Nam.
Kỳ vọng đón dòng vốn FDI kỷ lục đổ vào Việt Nam

Kỳ vọng đón dòng vốn FDI kỷ lục đổ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  2 năm
Nhiều chuyên gia kỳ vọng 2022 sẽ là năm chứng kiến dòng vốn FDI kỷ lục vào Việt Nam.
Kỳ vọng đón dòng vốn FDI kỷ lục đổ vào Việt Nam

Kỳ vọng đón dòng vốn FDI kỷ lục đổ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  2 năm

Nhiều chuyên gia kỳ vọng 2022 sẽ là năm chứng kiến dòng vốn FDI kỷ lục vào Việt Nam.

Đại dịch không cản được bước tiến FDI vào Quảng Ninh

Đại dịch không cản được bước tiến FDI vào Quảng Ninh

Tiêu điểm -  2 năm

Dù đại dịch Covid-19 khiến cho công tác quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư gặp khó nhưng nhờ cách làm sáng tạo cùng sự đồng lòng và quyết tâm cao, Quảng Ninh vẫn hái được nhiều quả ngọt về thu hút đầu tư trong suốt hai năm qua.

7 nhân tố quan trọng trong thu hút FDI của Quảng Ninh

7 nhân tố quan trọng trong thu hút FDI của Quảng Ninh

Tiêu điểm -  2 năm

Dù đối mặt với những khó khăn và thách thức do Covid-19 gây ra nhưng thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Ninh vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong hai năm 2020 và 2021.

Vốn FDI đổ vào Việt Nam giảm tốc trong tháng 11

Vốn FDI đổ vào Việt Nam giảm tốc trong tháng 11

Tiêu điểm -  2 năm

Mức tăng vốn FDI đăng ký 11 tháng qua chậm lại khi chỉ tăng nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đăng ký của các dự án mới chỉ tăng gần 4%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 12% vào tháng 10.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  11 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  11 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  13 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  14 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  16 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  16 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".