Phát triển bền vững
Việt Nam không dư thừa nước mà ngày càng khan hiếm
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, đã đến lúc cần có tuyên ngôn "Việt Nam không phải quốc gia dư thừa nước và ngày càng khan hiếm".
Thế giới đang ở kỷ nguyên khô hạn toàn cầu và Việt Nam là một trong 6 nước bị tổn thương nhất, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết tại phiên chất vấn của Quốc hội ngày 4/6.
Israel là một nước sa mạc nhưng có một nền nông nghiệp vượt trội. Họ giáo dục người dân từ khi còn là trẻ nhỏ rằng phải biết tiết kiệm nước trong tiêu dùng, sinh hoạt và kể cả trong nông nghiệp.
Trong khi đó, Việt Nam luôn nhắc đến tài nguyên nước, nhưng chưa bao giờ thực sự coi nước là tài nguyên.
"Ai cũng nghĩ nước là vô hạn nhưng bây giờ đứng trước thách thức về biến đổi khí hậu toàn cầu, mới thấy nước là tài nguyên hữu hạn. Đã là hữu hạn thì phải khai thác với một nền nông nghiệp khan hiếm nước", theo Bộ trưởng Hoan.
Trước thực trạng này, Bộ trưởng Hoan cho rằng, đã đến lúc cần thay đổi cách tiếp cận nguồn nước khi đối mặt với biển đổi khí hậu.
Theo đó, vấn đề nước phải tiếp cận ở ba chủ thể: số lượng nước, chất lượng nước và cách thức sử dụng nguồn nước. Đặc biệt, cách thức sử dụng nguồn nước sẽ tác động tới số lượng nước và chất lượng nước.
Ông cho rằng cần có tuyên ngôn với người dân Đồng bằng sông Cửu Long - nơi đang chịu hậu quả nặng nề của hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún.
Tuyên ngôn rằng "Việt Nam không phải quốc gia dư thừa nước và ngày càng khan hiếm". Từ đó, cần có cách tiếp cận ngắn hạn, vừa dài hạn, vừa có chiến lược tổng thể để chuyển đổi trạng thái nông nghiệp, người dân phải thay đổi cách sử dụng nước như nguồn không mất chi phí.
"Khi nước đã hữu hạn, chúng ta tưới tràn và xả, trong khi các nước họ tưới nhỏ giọt. Trạng thái nền nông nghiệp tiết kiệm nước sẽ giúp hiệu chỉnh từng đơn vị nước cho cây trồng, vật nuôi, thủy sản", ông Hoan cho biết.
Nếu dùng hết nước mặt (tự nhiên) để rồi phải khai thác nước ngầm, Việt Nam sẽ lại vướng vào một vòng luẩn quẩn, "để lại nhiều hệ lụy, không có đường thoát".
Báo cáo Bộ Tài nguyên và môi trường chỉ rõ: hiệu quả khai thác, sử dụng nước trong các ngành còn thấp và lãng phí, đặc biệt là sử dụng nước cho nông nghiệp và tại các đô thị.
Mặc dù GDP đầu người tăng nhanh, đạt trên 2.500 USD năm 2018 (tăng 2,5 lần so với năm 2002) nhưng hệ quả sử dụng nước còn thấp, chỉ tạo ra 2,37 USD/m3 nước, chỉ bằng 12% so với mức trung bình toàn cầu (19,42 USD).
Được biết, hiệu quả sử dụng nước được đo bằng tỷ lệ giá trị USD tạo ra với khối lượng nước được sử dụng, dựa trên hoạt động kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Bộ trưởng Hoan cho biết, tháng 9 tới, Bộ sẽ trình đề án tổng thể liên quan tới hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún, sạt lở, bờ sông, bờ biển.
Nguồn nước là vấn đề lớn, cần nguồn lực lớn và đầu tư dài hơi. Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long cũng xác định phải chuyển đổi không gian sống, sản xuất hợp lý hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Bộ trưởng nhấn mạnh, tiết kiệm nước còn liên quan đến phát thải khí nhà kính, trong đó đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao giảm phát thải gắn với tăng trưởng xanh, tiết kiệm nước hơn sẽ làm giảm phát thải. Ông cũng mong muốn Quốc hội ủng hộ đề án Chính phủ đã phê duyệt.
Về các giải pháp trước mắt hạn chế xâm nhập mặn, trữ ngọt, Bộ trưởng Hoan nêu rõ, Bộ sẽ đề nghị Chính phủ ưu tiên đầu tư cho Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các công trình có độ phủ rộng, nhiều người dân hưởng lợi.
Về hồ chứa, Bộ trưởng khẳng định, các địa phương cần phải xem xét thận trọng, bởi không phải dễ để sử dụng diện tích lớn làm hồ trữ nước của một địa phương để phục vụ cho địa phương khác, nhất là địa hình bằng phẳng, không có độ dốc.
Ông cho rằng, các địa phương nên tham khảo kinh nghiệm của tỉnh Trà Vinh trong tiếp cận nguồn nước, các giải pháp tiết kiệm nước, ngăn chặn xâm nhập mặn.
Được biết, mặc dù Trà Vinh nằm giáp biển nên chịu ảnh hưởng khá sớm của mùa khô, xâm nhập mặn thông qua ba cửa sông chính gồm sông Cổ Chiên, sông Hậu và sông Long Toàn.
Theo tỉnh Trà Vinh, mặc dù độ mặn đo được ở mức cao, nhưng mùa khô năm nay hầu hết diện tích cây trồng, vật nuôi tại tỉnh vẫn được bảo vệ an toàn. Điều này nhờ hệ thống thủy lợi đảm bảo. Cống đầu mối trong tỉnh đều đóng triệt để ngăn mặn.
Trà Vinh năm ngoái đã đưa ra nhiều giải pháp phòng, chống hạn mặn giai đoạn 2023 – 2025. Trong đó, chú trọng việc ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán, mặn xâm nhập gây ra.
Cụ thể, tỉnh rà soát, duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp; thực hiện việc nạo vét khu vực cửa cống lấy nước, hệ thống kênh mương, đắp đập ngăn mặn, tận dụng tối đa nguồn nước. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi, kịp thời ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh vào mùa khô hàng năm.
Miền Tây không thiếu nước
Quản lý nước – yếu tố quyết định thành, bại cuộc chiến khí hậu
Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng nếu thất bại trong xử lý cuộc khủng hoảng nguồn nước, thế giới cũng sẽ thất bại trong hành động chống biến đổi khí hậu, cũng như trong thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Khai thác, sử dụng hiệu quả nước ngọt, mặn, lợ để phát triển bền vững miền Tây
Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 dựa trên cơ sở lấy tài nguyên nước làm yếu tố cốt lõi, xác định sống chung và thích nghi với biến đổi khí hậu, khai thác hiệu quả cả nước ngọt, mặn và lợ.
Tăng nguồn lực cho sử dụng nước bền vững
Không chỉ quản lý nguồn nước bền vững, đáo ứng nhu cầu dùng nước cho cả hiện tại và tương lai, chương trình hỗ trợ từ Nestlé Việt Nam và công ty La Vie còn giúp mang nguồn nước sạch tới những khu vực khó khăn về nước sinh hoạt.
Gần 50% miền Tây có thể chìm trong nước biển
13,2% diện tích đồng bằng sông Hồng, 17,15% diện tích TP.HCM và 47,29% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có thể sẽ chìm trong biển nước nếu mực nước dâng cao 1 mét.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.