Tháo “vòng kim cô” cho đất Chín Rồng
Hột lúa, từ “hạt ngọc trời” rất đỗi thân thương, trân quý, chính bởi tư duy ấy, lại trở thành cái “vòng kim cô” kìm hãm sinh kế người nông dân trên đất Chín Rồng.
Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 dựa trên cơ sở lấy tài nguyên nước làm yếu tố cốt lõi, xác định sống chung và thích nghi với biến đổi khí hậu, khai thác hiệu quả cả nước ngọt, mặn và lợ.
Chính thức khánh thành và khai thác giai đoạn I vào tháng 3/2022, cống đập thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé tại tỉnh Kiên Giang bước đầu cho thấy một số kết quả khả quan trong hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn dự án.
Tuy nhiên, sau 1 năm vận hành, một số ý kiến cảnh báo được đưa ra rằng dự án thủy lợi lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long này có thể tạo ra xung đột mặn – ngọt, đặc biệt khi phân vùng sản xuất mặn – ngọt – lợ vẫn chưa được cụ thể hóa.
Thực tế, từ hàng chục năm nay, một bộ phận không nhỏ người dân miền Tây, trước diễn biến khó lường của xâm nhập mặn, đã chuyển sang nuôi tôm để tận dụng nguồn nước mặn phục vụ phát triển kinh tế, đem về lãi lớn. Sự chuyển đổi mô hình sinh kế của người dân đã được đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học ghi nhận, đề xuất với Chính phủ, tạo tiền đề cho quan điểm “thuận thiên” về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo đó, cả nước mặn, nước ngọt và nước lợ đều được coi là đầu vào cho sản xuất, cần được khai thác hiệu quả. Tuy nhiên, sau sự thay đổi về tư duy phát triển này, nhiều sự lúng túng trong quy hoạch, phân vùng sản xuất dựa trên điều kiện nguồn nước đã xuất hiện và chưa có giải pháp hữu hiệu.
Từ lý do đó, vừa qua, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định 174/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 được xây dựng nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước trên lưu vực sông, bao gồm bảo vệ và phân bổ tài nguyên nước một cách hợp lý, sử dụng hiệu quả, công bằng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân cũng như đóng góp cho phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, tập trung từng bước thực hiện chuyển đổi số trên cơ sở xây dựng, vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu tài nguyên nước, đảm bảo kết nối thông tin tới các ngành có khai thác và sử dụng nước.
Quy hoạch nêu ra quan điểm lấy tài nguyên nước làm yếu tố cốt lõi, chủ động khai thác hiệu quả nước mặn, ngọt và lợ, đồng thời nhấn mạnh quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông trên cơ sở thích ứng với biển đổi khí hậu, dựa trên quan điểm biến đổi khí hậu và nước biển dâng là xu thế tất yếu phải sống chung và phải thích nghi. Dựa trên quan điểm này, quy hoạch tiếp tục cụ thể hóa tư duy “thuận thiên” đã được đưa ra tại Nghị quyết 120-NQ/CP được Chính phủ ban hành năm 2017.
Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030, 100% các vị trí giám sát dòng chảy xuyên biên giới được giám sát tự động, trực tuyến; 100% các nguồn nước liên tỉnh được công bố khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải; 100% công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước được giám sát vận hành và kết nối hệ thống theo quy định; 100% hồ, ao, đầm, kênh, rạch không được san lấp theo quy định phải được công bố và quản lý chặt chẽ; 50% nguồn nước thuộc đối tượng lập hành lang bảo vệ nguồn nước được cắm mốc theo quy định; 100% nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn quốc gia trước khi xả vào nguồn nước, hệ thống thoát nước chung.
Hột lúa, từ “hạt ngọc trời” rất đỗi thân thương, trân quý, chính bởi tư duy ấy, lại trở thành cái “vòng kim cô” kìm hãm sinh kế người nông dân trên đất Chín Rồng.
Trong hành trình 5 năm đồng hành và tạo sinh kế bền vững cho bà con nông dân miền Tây, bà Nguyễn Thị Kim Thoa và đội ngũ Abivina luôn tâm niệm “vấn đề của cộng đồng phải để cộng đồng cùng nhau giải quyết”.
Quan điểm mới về nông nghiệp miền Tây được đưa ra tại Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017, là quan điểm “thuận thiên”, canh tác nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, không tìm cách can thiệp thô bạo vào thiên nhiên.
Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo quan điểm “thuận thiên” của Nghị quyết 120/NQ-CP là chìa khóa để đảm bảo sinh kế cho đồng bào vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.