Khởi nghiệp thúc đẩy chuyển đổi xanh
Các doanh nghiệp khởi nghiệp đang được khuyến khích, hỗ trợ về chính sách, có nhiều lợi thế để đóng góp tích cực vào bức tranh chuyển dịch xanh của nền kinh tế.
Đi ngược lại với xu hướng “rơi tự do” của nền kinh tế toàn cầu, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn lấp ló nhiều mảng sáng.
Trong khi các hệ sinh thái khởi nghiệp hàng đầu trên thế giới có nhiều dấu hiệu suy giảm, chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn tăng trưởng so với năm ngoái, đạt được nhiều tiến bộ về đổi mới sáng tạo.
Điển hình, Trung tâm đổi mới sáng tạo San Francisco đã trở nên tương đối đắt đỏ và thiếu an toàn với các công ty khởi nghiệp. London, hệ sinh thái xếp thứ 3 toàn cầu, cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng hậu Brexit.
Sự phát triển của Bắc Kinh và Thượng Hải trong những năm qua đều bị hạn chế bởi sự cô lập của Trung Quốc khỏi hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu và các chính sách trừng phạt của chính phủ đối với các tập đoàn công nghệ lớn.
Ngược lại, trong năm vừa qua, tại Việt Nam, hoạt động đổi mới sáng tạo đang trở nên hết sức sôi động với sự kiện khánh thành Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), khiến nơi đây trở thành một trong những nơi thu hút vốn đầu tư, hợp tác, kinh doanh hàng đầu của các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam và trên thế giới.
Bên cạnh đó, tại các thành phố trực thuộc trung ương như Đà Nẵng và TP.HCM, các trung tâm đổi mới sáng tạo cũng đang trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện. Các địa phương khác trên cả nước cũng đã và đang thành lập, xây dựng các đề án thành lập các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động này cụ thể và mạnh mẽ hơn trên quy mô rộng lớn hơn.
Về bức tranh tổng quan, với sự quan tâm, đầu tư vào đổi mới sáng tạo trong suốt những năm qua, theo Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố, Việt Nam đã tăng hai bậc so với năm 2022, đạt xếp hạng 46/132 quốc gia và nền kinh tế.
Với mức xếp hạng này, Việt Nam đang duy trì vị trí thứ hai trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp, xếp sau Ấn Độ. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ xếp sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Theo tổ chức này, Việt Nam là một trong bảy quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua và cũng là một trong ba quốc gia giữ kỷ lục có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp!
Trong bối cảnh tổng số vốn đầu tư cho hoạt động khởi nghiệp trên thế giới đang giảm mạnh, tổng số vốn đầu tư khởi nghiệp của Việt Nam không xê dịch quá lớn.
Theo báo cáo đổi mới sáng tạo mở của BambuUp, trong tám tháng đầu năm, trên toàn cầu, tổng vốn đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp giảm 46,4% so với cùng kỳ năm 2022. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi tháng, tổng số vốn đầu tư cho các startup giảm đến 13,6 tỷ đô la.
Trong khi đó, mặc dù cũng có sự suy giảm, trong chín tháng đầu năm, tổng giá trị các thương vụ đầu tư mạo hiểm giảm xuống không nhiều, chỉ 13%, thể hiện Việt Nam vẫn vững vàng là một trong những quốc gia vẫn có sức hút lớn về đầu tư khởi nghiệp.
Theo đánh giá của BambuUP, trong năm 2023, các startup Việt Nam không có sự thay đổi quá lớn. Tuy nhiên, có một điểm tích cực đó là các doanh nghiệp Việt dường như đã quan tâm hơn tới đổi mới sáng tạo mở với mong muốn hợp tác với các đối tác bên ngoài.
Cụ thể, 73% số doanh nghiệp Việt được khảo sát lên kế hoạch áp dụng đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tiếp thị và bán hàng trong tương lai, tăng 48% so với năm 2022. Trong khi đó, với các doanh nghiệp này, lĩnh vực nghiên cứu và phát triển vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch đổi mới sáng tạo của họ với số lượng doanh nghiệp quan tâm, thực hiện lên tới 51%.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp đang được khuyến khích, hỗ trợ về chính sách, có nhiều lợi thế để đóng góp tích cực vào bức tranh chuyển dịch xanh của nền kinh tế.
Đến nay, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam đã bước qua 2 làn sóng và 3 giai đoạn, đánh dấu kỷ lục nhận đầu tư lên tới 1,4 tỷ USD và đang hướng tới trở thành trung tâm khởi nghiệp trong khu vực Đông Nam Á.
Phải có sự rõ ràng về cơ chế, chính sách và sự đồng bộ trong triển khai thì các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp mới có thể trở thành thương hiệu quốc gia, là điểm đến khi bất cứ ai có ý tưởng khởi nghiệp.
Nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài, Nam Trần cho người đối diện cảm giác anh là một nghệ sĩ nhiều hơn là một doanh nhân. Thế nhưng đằng sau gương mặt lãng tử với những bộ cánh bảnh bao lại là người đứng đầu một trong những tổ hợp ẩm thực - trải nghiệm đình đám đầu tiên tại “phố biển” Vinhomes Ocean Park 1, Ocean City với doanh thu cao điểm lên tới hàng tỷ đồng mỗi ngày.
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.