Khởi nghiệp
Ba giai đoạn đổi mới của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam
Đến nay, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam đã bước qua 2 làn sóng và 3 giai đoạn, đánh dấu kỷ lục nhận đầu tư lên tới 1,4 tỷ USD và đang hướng tới trở thành trung tâm khởi nghiệp trong khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam đã trải qua hai làn sóng đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo. Những năm 2000, với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp, các quỹ đầu tư của Hoa Kỳ, có thể để đến quỹ IDG Venture với quy mô 100 triệu USD.
Tiếp đó, vào những năm 2010 với sự bùng nổ của Internet, Việt Nam đón làn sóng đầu tư của các quỹ đầu tư Nhật Bản, điển hình như quỹ CyberAgent đã đầu tư cho hơn 40 công ty khởi nghiệp, tiêu biểu trong lĩnh vực thương mại điện tử như: Tiki, Sendo.
Sau bảy năm triển khai Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (Đề án 844), hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã trải qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn đầu tiên là kích hoạt từ năm 2013 - 2016. Trong đó, năm 2013 - 2015 là giai đoạn Chính phủ Việt Nam bước đầu tập trung hình thành hành lang pháp lý về phát triển thị trường khoa học công nghệ, nhằm tạo điều kiện cho thế hệ các doanh nghiệp mới, giàu sức sáng tạo phát triển, mở rộng, đủ sức cạnh tranh với các thị trường quốc tế.
Đồng thời, triển khai thí điểm mô hình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo theo các nước phát triển. Cụ thể như Đề án thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam (VSV), chính thức được phê duyệt và triển khai từ năm 2013, theo Quyết định số 1383/QĐ-BKHCN.
Ngoài vai trò hỗ trợ tài chính, VSV còn là cầu nối mở đường cho các doanh nghiệp khởi nghiệp gặp gỡ với các nhà đầu tư, chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng.
Đây cũng là giai đoạn Việt Nam đào tạo ra các thế hạt giống hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo ban đầu, điển hình thông qua sự hỗ trợ từ Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP2).
Năm 2016, từ kết quả trên Bộ Khoa học và Công nghệ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đến năm 2025" để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước.
Nhìn chung giai đoạn này, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về cả số lượng và chất lượng của các cơ sở ươm tạo và thúc đẩy kinh doanh khi hiện nay có khoảng 1.800 công ty khởi nghiệp, 21 cơ sở ươm tạo và 7 tổ chức thúc đẩy kinh doanh.
Nhận thấy tiềm năng này, nhiều các quỹ nước ngoài đã mong muốn đầu tư vào Việt Nam. Ở cấp trung ương, Chính phủ có nhiều Đề án tương tự trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội. Vấn đề startup vì vậy không phải nhiệm vụ đặc biệt, cũng không có quy mô hay phạm vi ưu tiên so với các nhiệm vụ khác.
Tiếp theo là giai đoạn toàn cầu hóa (2017-2020). Giai đoạn này Chính phủ đã thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn với sự hỗ trợ tài chính, thông qua Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp nhanh, cung cấp vốn rủi ro cho các doanh nghiệp mới thành lập.
Bên cạnh đó, cũng có những chương trình hỗ trợ tập trung vào từng mức độ phát triển khác nhau của các startup, có chương trình tập trung vào hỗ trợ startup ở giai đoạn đưa từ ý tưởng thành sản phẩm mẫu, nhưng cũng có chương trình tập trung vào giai đoạn từ phát triển sản phẩm mẫu đến việc bán sản phẩm ra thị trường.
Các startup giải đoạn này đã huy động được nguồn vốn nhiều các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Năm 2019, Việt Nam vươn lên đứng thứ 3 trong số các quốc gia ASEAN về tốc độ tăng trưởng của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, chỉ sau Indonesia và Singapore; lượng vốn đầu tư mạo hiểm tăng từ 5% năm 2018 lên 17% trong tổng vốn đầu tư cho startup ở khu vực.
Đến nay là giai đoạn thu hút (2021-2023), hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, nhưng cũng có bước chững lại vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Năm 2021 là năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn vì dịch bệnh, nhưng cũng là năm kỷ lục của đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam với tổng số tiền đầu tư đạt 1,4 tỷ USD.
Các thành tố trong hệ sinh thái chính sách, tài chính, văn hoá, thị trường, nhân lực và các hỗ trợ ngày càng có những liên kết khăng khít, tương tác và hỗ trợ nhau để thúc đẩy tinh thần kinh doanh, đổi mới sáng tạo và sự thịnh vượng của nền kinh tế.
Nhìn chung, với lực lượng lao động dồi dào, hạ tầng công nghệ ngày càng được đầu tư và phát triển, vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam ngày càng được cải thiện trên trường quốc tế...
Theo Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) mới công bố vào tháng 10 năm 2023, Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào ĐMST tăng 2 bậc so với năm 2022, từ vị trí 48 lên 46 trên 132 quốc gia xếp hạng.
Chỉ số xếp hạng trong hệ sinh thái khởi nghiệp trên toàn cầu StartupBlink năm 2023 cũng cho thấy, hệ sinh thái của các thành phố của Việt Nam như Hà Nội và TP. HCM có những bước cải thiện, tiếp tục tăng trưởng, đưa Việt Nam xếp hạng thứ 58 trên thế giới.
Sau thời kỳ Covid-19, thu hút vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam đã dần tăng trưởng trở lại, với 634 triệu USD năm 2022, và đạt 413 triệu USD trong nửa đầu năm 2023. Trình độ phát triển tương quan giữa hai khu vực cần được rút ngắn để đạt được sự cân bằng trong cả nước.
Hệ sinh thái ở các địa phương như Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Nam, Nghệ An, Bình Dương… đang có tiềm năng phát triển lớn, cần được chú trọng với mục tiêu nâng cao số lượng, chất lượng khởi nghiệp sáng tạo, cải thiện môi trường kinh doanh, lọt top các hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trên toàn cầu.
Theo StartupBlink, Việt Nam hoàn toàn có khả năng vươn lên vượt Thái Lan, trở thành hệ sinh thái đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, với đà tăng trưởng hiện nay.
Startup là nhân tố thúc đẩy phát triển bền vững
Startup là nhân tố thúc đẩy phát triển bền vững
Việt Nam đang ngày càng thể hiện rõ quyết tâm gắn liền sự phát triển quốc gia với các mục tiêu phát triển bền vững, với nhân tố không thể thiếu là các startup, công ty khởi nghiệp sáng tạo.
Sau cà phê, rửa xe, cắt tóc, Việt Nam lần đầu có chuỗi rửa mặt
Với niềm tin một khuôn mặt sạch chính là bước khởi đầu cho mọi nhu cầu làm đẹp, nhà sáng lập chuỗi Face Wash Fox (Cáo Rửa Mặt) cho rằng, rửa mặt sạch đang là nhu cầu có thật tại Việt Nam
Sweef Capital đầu tư vào USM Healthcare
Danh mục đầu tư đa dạng của USM Healthcare hoàn toàn phù hợp với sứ mệnh bao trùm của SWEEF là hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới do phụ nữ lãnh đạo.
Uber trong lĩnh vực nhà kho gọi vốn
Nền tảng Wareflex không sở hữu bất kỳ nhà kho, hay đội xe tải nào, mà thay vào đó đứng ở vai trò trung gian kết nối doanh nghiệp với các đơn vị cung cấp dịch vụ nhà kho, vận tải phù hợp với từng yêu cầu.
Viết tiếp giấc mơ công nghiệp hoá
Đã hơn ba thập kỷ trôi qua kể từ khi Việt Nam khởi động quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thế nhưng, giấc mơ lớn ấy vẫn còn dang dở và hy vọng để hiện thực hóa giấc mơ đó đang đặt vào những doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Phía sau ánh hào quang
Đầu tư bất động sản thật sự là con đường trải hoa hồng, hay là một cuộc đua đầy cạm bẫy mà chỉ những người kiên cường nhất mới có thể trụ lại?
Khai doanh trí, chấn doanh khí cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Nền văn hóa kinh thương Việt Nam 2045 được cấu thành bởi một thế hệ doanh nhân mới với doanh trí mới và doanh khí mới, và một nền quản trị mới với khát vọng dân tộc và chuẩn mực toàn cầu.
Dịch vụ là văn hoá
Dịch vụ không chỉ gói gọn trong công nghệ hay bí mật thương mại, mà cốt lõi chính là văn hóa con người.
Nắm lấy những cơ hội chuyển mình
Trong suốt 28 năm qua, ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã luôn nắm bắt những cơ hội thay đổi, chuyển mình để trở thành một trong những nhà phát triển khu công nghiệp tiên phong và thành công nhất Việt Nam.
Cách những thương hiệu tỷ đô gia tăng giá trị
Những câu chuyện giàu cảm xúc, có tính lan toả giúp người tiêu dùng hiểu được bối cảnh và tham vọng sẽ giúp doanh nghiệp định vị, gia tăng giá trị thương hiệu.
Vun vén nguồn nhân lực cho nền kinh tế số
Nhân lực được xem là bài toán cấp bách trong tiến trình Việt Nam trở thành một nền kinh tế số, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo.