Doanh nghiệp
Tương lai ảm đạm của doanh nghiệp dệt may trước áp lực lạm phát
SSI Research ước tính, tăng trưởng doanh thu của các công ty dệt may tại Việt Nam sẽ giảm tốc trong 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023 khi khách hàng rút ngắn thời gian đặt trước đơn hàng từ 6 tháng xuống 3 tháng do lượng hàng tồn kho ở thị trường xuất khẩu ở mức cao và áp lực lạm phát.
Trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tăng 24% so với cùng kỳ, đạt 18,7 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ tăng 27% lên 7,6 tỷ USD, chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc.
Hầu hết các công ty sản xuất hàng may mặc trong nước đều có đơn đặt hàng sản xuất đến tháng 11/2022 do sự chuyển dịch đơn đặt hàng hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam bất chấp áp lực lạm phát có thể cản trở nhu cầu may mặc ở các nước phát triển trong trung hạn.
Theo nhận định mới đây của Bloomberg, ngành dệt may thế giới đang trên đà khởi sắc và Việt Nam vẫn giữ vững vị trí nước xuất khẩu dệt may hàng đầu tại thị trường Mỹ và EU. Bloomberg đánh giá những dự án đầu tư bất động sản công nghiệp chuyên ngành xanh như Aurora IP sẽ góp phần không nhỏ vào việc phát triển nguồn cung bền vững cho ngành dệt may Việt Nam trong dài hạn.
Mặc dù vậy, ngành dệt may hiện đang chịu áp lực chi phí tăng cao do giá sợi nhập khẩu bình quân tăng 10% so với cùng kỳ khi giá bông và dầu tăng lên, cùng với chi phí logistic neo ở mức cao.
Theo dữ liệu Sunsirs, giá sợi polyester và sợi bông ở Trung Quốc đều tăng từ 10% đến 18%. Điều này dẫn đến chi phí vải tăng lên và ảnh hưởng đáng kể đến biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất trong nước - đặc biệt là những doanh nghiệp có phần lớn đơn hàng FOB (free on board - chủ động từ nguyên liệu cho đến thành phẩm) như May Sông Hồng và Dệt may Thành Công.
Trong khi chi phí vải tăng là điều đã được dự báo từ trước, các doanh nghiệp dệt may còn phải đối mặt với chi phí logistics và giá nhiên liệu tăng cao đột biến. Đây có thể là những yếu tố khiến ngành dệt may trong nước gặp khó khăn trong giai đoạn tới.
Báo cáo mới đây của SSI Research ước tính, tăng trưởng doanh thu của các công ty sản xuất dệt may tại Việt Nam sẽ giảm tốc trong 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023. Lý do là bởi khách hàng đã rút ngắn thời gian đặt trước đơn hàng từ 6 tháng xuống 3 tháng (ngoại trừ kỳ nghỉ lễ) do lượng hàng tồn kho ở thị trường xuất khẩu ở mức cao và áp lực lạm phát.
Báo cáo nhận định toàn bộ chuỗi cung ứng hàng dệt may, từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ sẽ chịu tác động tiêu cực từ việc chi phí sợi, vải, logistic và nhân công tiếp tục neo ở mức cao do giá dầu tăng và sự cạnh tranh trên thị trường lao động. Biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất trong nước tiếp tục bị thu hẹp.
SSI Research dự đoán doanh thu và biên lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng xấu nếu nền kinh tế Mỹ (thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam) suy yếu hoặc áp lực lạm phát cao hơn xảy ra trong 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023.
Đồng quan điểm, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá ngành dệt may đã tăng trưởng ấn tượng, song nguồn nguyên liệu vẫn phụ thuộc phần lớn vào Trung Quốc. Do đó, chính sách của Trung Quốc cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến các doanh nghiệp dệt may và biên lợi nhuận của ngành.
Về diễn biến lạm phát tăng rất mạnh và nhanh, thống kê của VDSC cho thấy lạm phát trong tháng 5 của Mỹ ở nhóm ngành may mặc tăng 5% so với cùng kỳ. Điều này có thể dẫn đến cắt giảm chi tiêu của người dân Mỹ trong nhóm ngành này. Mặt khác, số tồn kho của các nhà máy tại Mỹ đang ở mức cao, có thể đơn hàng của Mỹ sẽ giảm trong thời gian tới và tăng trưởng xuất khẩu dệt may của Việt Nam.
Faslink cam kết chuyển đổi xanh toàn diện trong dệt may
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.