'Việt Nam phần lớn chưa hoàn thành trạng thái 2.0'

An Nhiên Thứ tư, 01/11/2017 - 12:15

Tại phiên họp Quốc hội chiều ngày 31/10, Đại biểu Nguyễn Phi Thường – TP. Hà Nội đã đặt câu hỏi về nền tảng công nghệ Việt Nam đang có là gì và chúng ta có đón bắt được luồng gió mới từ cuộc cách mạng 4.0 hay không?

Đại biểu Nguyễn Phi Thường - TP. Hà Nội phát biểu tại Quốc hội

Đại biểu Thường cho biết, thời gian qua ở đâu đó những thứ tiên tiến nhất như trí tuệ nhân tạo, công nghệ in 3D, công nghệ robot và vật liệu mới như nano đã xuất hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta có mỗi thứ một ít và không thứ nào đạt đến mức nắm bắt thực sự công nghệ 4.0 và những khó khăn là rất rõ ràng.

Thứ nhất, nền sản xuất công nghiệp của Việt Nam phần lớn đang chưa hoàn thành trạng thái 2.0 tức vẫn ở dạng mông muội, người điều khiển máy đơn dùng và chưa có trí tuệ nhân tạo. Trong khi đó ở một số hoạt động lại có những hệ máy tiến lên 3.0 nhưng không phải do chủ động về công nghệ mà do sự du nhập trong toàn cầu hóa và tính bắt buộc phải có dẫn dắt theo dây truyền sản xuất của thế giới. Nền sản xuất trở nên phân mảnh, đứt gẫy và tạo sản phẩm đầu ra nhiều khiếm khuyết dẫn đến hàng hóa không có sức cạnh tranh.

Thứ hai, hầu như trong mọi ngành nghề chúng ta sẽ vấp phải sự lựa chọn rất khó về thay đổi phương thức làm việc và trang thiết bị đi kèm. Chúng ta buộc phải qua 3.0 trước với đặc trưng là xử lý công việc theo một hệ máy kết nối với trái tim là một máy chủ được người điều khiển. Nhưng ngặt nỗi đây là việc quá khó bởi sự khấp khểnh trong quy trình quản trị xã hội và doanh nghiệp. Trường hợp lạc quan nhất nếu chúng ta đạt ngưỡng 3.0 thì so với trí tuệ nhân tạo chủ động của kỷ nguyên 4.0 vẫn thua rất xa. Vì thế cạnh tranh tổng thể các mặt so với thế giới sẽ rất yếu.

Thứ ba, Việt Nam lâu nay trông chờ vào dòng vốn FDI với sự dịch chuyển công nghệ vốn và quản trị hiện đại. Tuy nhiên, hầu hết các ngành nghề thu hút FDI là thâm dụng lao động, tài nguyên và chi phí rẻ như chi phí nhân công, ưu đãi thuế, đất đai v.v..

Bước lên 4.0 xu hướng các dòng vốn FDI sẽ quay đầu chảy về chính quốc để tận dụng sức mạnh của cách mạng 4.0 tại đó tốt hơn. Thế mạnh nguồn nhân lực giá rẻ rất có thể sẽ trở thành gánh nặng xã hội khi người lao động không có đủ sức cạnh tranh với những cỗ máy ngày càng thông minh và chi phí cực rẻ. Đã có những dự báo là có tới 86% lao động dệt may của Việt Nam có thể mất việc vì cách mạng 4.0. Hố sâu ngăn cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng trở nên trầm trọng khi lực lượng lao động được phân định một cách lạnh lùng, "lao động trí thức, lao động cơ bắp".

Khó khăn là rất lớn, nhưng cơ hội cũng mở ra. Việt Nam có 50% dân số, đa số người trẻ đã phổ cập internet, hơn 55% đang sử dụng smartphone và trên 90% số này thường xuyên vào mạng xã hội. Chỉ cần giúp 1% số này đạt đến trình độ chuyên gia công nghệ hoặc trở thành nhà cung cấp doanh nghiệp lớn trên thế giới ảo thì Việt Nam đã có nửa triệu động lực 4.0, hứa hẹn sẽ tạo ra hàng trăm tỷ đô la mỗi năm. 

Những người Việt biết tận dụng sức mạnh của cách mạng 4.0 truy cập thế giới số, dùng sản phẩm công nghệ có thể làm giàu, có thể kinh doanh nhờ cung cấp từ xa cho khách hàng khắp thế giới sản phẩm, dịch vụ tiện lợi, như đặt chỗ, mua bán, thanh toán, vận tải, v.v.. Có sức cạnh tranh sáng tạo để vượt qua những đối thủ thế giới nhanh hơn cách truyền thống, như cải thiện chất lượng, tốc độ hay giá cả...

Cơ hội là có nhưng thách thức nhiều hơn

Sau khi chỉ ra các vấn đề hạn chế, Đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng hãy học cách Uber làm vận tải thông minh bằng cách kết hợp công nghệ và kinh tế. Ví dụ, du lịch phải gắn kết công nghệ số để bán và vận hành các chuỗi dịch vụ để giới thiệu, quảng bá ra thế giới, y tế thông minh, giao thông thông minh, đô thị thông minh...

Nền kinh tế Việt Nam cần điều chỉnh, như sửa lại cơ cấu, thể chế thị trường và hệ thống tài chính. Chiến lược chung là hướng vào dịch vụ, thậm chí phải chủ đạo hơn công nghiệp, đó là dịch vụ du lịch, logistics, tài chính, bảo hiểm..., chú trọng mở ra toàn cầu và hoạt động trên lĩnh vực bán lẻ và hệ thống kinh tế chia sẻ.

Ông Thường lấy ví dụ về Tổng thống 72 tuổi của Hoa Kỳ trung bình mỗi tuần có đến 40 bài viết của ông đăng trên trang cá nhân Twitter. Trong số đó nhiều bài mang thông điệp toàn cầu và có sức lan tỏa khủng khiếp hơn bất cứ tờ báo chính thống nào của nước Mỹ. Công nghệ đang làm thay đổi xã hội nhanh chóng, các chuẩn mực, các giá trị và các trật tự đều có thể được công nghệ biến đổi khôn lường.

Vậy, Việt Nam đang đứng đâu trong cuộc cách mạng 4.0 và những cơ hội thách thức lớn của ta là gì? Cốt lõi của cách mạng 4.0 là ở sự tiến hóa của máy móc, tức là công nghệ đã cho phép chuyển từ những cỗ máy con người điều khiển sang cỗ máy tự hoạt động theo trí tuệ riêng của nó, giờ máy gần như người nhưng khác biệt là khi đủ mức trưởng thành nó vừa có trí tuệ thông minh như con người mà vẫn là một cỗ máy xử lý công việc hầu như không sai sót mà năng suất hiệu quả rất cao.

Việt Nam có 10 lợi thế để bắt kịp nền công nghiệp 4.0

Việt Nam có 10 lợi thế để bắt kịp nền công nghiệp 4.0

Diễn đàn quản trị -  7 năm

Chưa bao giờ Việt Nam có điều kiện bứt tốc, đón đầu để tận dụng tốt điều kiện khoa học công nghệ tốt của thế giới như hiện nay.

MB lãi trước thuế 4.000 tỷ đồng nhờ thu dịch vụ tăng gấp đôi

MB lãi trước thuế 4.000 tỷ đồng nhờ thu dịch vụ tăng gấp đôi

Tài chính -  7 năm

Ngân hàng Quân Đội (MB) thông báo đạt 4.002 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 43% so với 9 tháng năm 2016. Kết quả này đến từ thu nhập lãi thuần của MB đã tăng 41%.

Nước mắm, nước dừa... thời 4.0

Nước mắm, nước dừa... thời 4.0

Diễn đàn quản trị -  7 năm

Từ nước mắm cho đến dừa… nếu cứ làm theo cách truyền thống thì không thể sản xuất quy mô, khó lòng mà tiến ra thị trường quốc tế.

Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép HRC từ Trung Quốc

Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép HRC từ Trung Quốc

Tiêu điểm -  8 giờ

Một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị áp thuế chống bán phá giá trong 5 năm kể từ ngày 6/7/2025.

Makara Capital muốn đầu tư trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Makara Capital muốn đầu tư trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Tiêu điểm -  14 giờ

Makara Capital, một tập đoàn đến từ Singapore tham vọng bước vào loạt dự án trọng điểm về công nghệ cao, trung tâm tài chính quốc tế với khả năng huy động vốn lớn.

Quảng Trị đón thêm hàng trăm triệu USD cho công nghiệp, năng lượng

Quảng Trị đón thêm hàng trăm triệu USD cho công nghiệp, năng lượng

Tiêu điểm -  14 giờ

UBND tỉnh Quảng Trị duyệt chủ trương đầu tư loạt dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhà máy điện gió nghìn tỷ trong bối cảnh chính thức sáp nhập Quảng Bình.

Chậm kết nối, sân bay Long Thành liệu có… lỡ chuyến?

Chậm kết nối, sân bay Long Thành liệu có… lỡ chuyến?

Tiêu điểm -  1 ngày

Không chỉ là nơi đón trả khách, sân bay Long Thành phải trở thành một cực tăng trưởng, một đô thị hậu cần và dịch vụ.

Quảng Ninh thành lập thêm một cụm công nghiệp 69ha

Quảng Ninh thành lập thêm một cụm công nghiệp 69ha

Tiêu điểm -  1 ngày

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành quyết định 2419/QĐ-UBND thành lập cụm công nghiệp Quảng Đức gần 70ha tại xã Quảng Đức.

Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép HRC từ Trung Quốc

Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép HRC từ Trung Quốc

Tiêu điểm -  8 giờ

Một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị áp thuế chống bán phá giá trong 5 năm kể từ ngày 6/7/2025.

Động lực tăng trưởng mới từ những quyết sách điều hành mạnh mẽ

Động lực tăng trưởng mới từ những quyết sách điều hành mạnh mẽ

Leader talk -  10 giờ

Theo TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, năm 2025 trở thành năm thử thách năng lực điều hành, sự linh hoạt chính sách và mức độ kiên định với cải cách thể chế của Việt Nam.

Makara Capital muốn đầu tư trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Makara Capital muốn đầu tư trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Tiêu điểm -  14 giờ

Makara Capital, một tập đoàn đến từ Singapore tham vọng bước vào loạt dự án trọng điểm về công nghệ cao, trung tâm tài chính quốc tế với khả năng huy động vốn lớn.

Không ai cản được AI

Không ai cản được AI

Tủ sách quản trị -  14 giờ

Không ai cản được AI nhưng bạn có thể hiểu và làm chủ nó. Đây là điều điều các nhà lãnh đạo cần phải đối diện nếu không muốn bị bỏ lại sau.

Quảng Trị đón thêm hàng trăm triệu USD cho công nghiệp, năng lượng

Quảng Trị đón thêm hàng trăm triệu USD cho công nghiệp, năng lượng

Tiêu điểm -  14 giờ

UBND tỉnh Quảng Trị duyệt chủ trương đầu tư loạt dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhà máy điện gió nghìn tỷ trong bối cảnh chính thức sáp nhập Quảng Bình.

Cuộc chơi mới trên thị trường bất động sản

Cuộc chơi mới trên thị trường bất động sản

Bất động sản -  1 ngày

Thị trường bất động sản đang mở ra những cơ hội lớn, song hành cùng những thách thức chưa từng có.

SHS: Chứng khoán nửa cuối năm có thể bứt phá, hướng lên 1.420 điểm

SHS: Chứng khoán nửa cuối năm có thể bứt phá, hướng lên 1.420 điểm

Tài chính -  1 ngày

Nhóm phân tích SHS nhìn nhận, chỉ số VNIndex đang có nhiều yếu tố hỗ trợ để bứt phá lên những mốc cao mới.