Phát triển bền vững

Việt Nam sẽ bán hơn 5 triệu tín chỉ carbon

Hoàng Đông Thứ sáu, 29/09/2023 - 08:21

Theo Thỏa thuận mua bán giảm phát thải từ rừng vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF) 5,15 triệu tín chỉ carbon từ 2022 – 2026.

Rừng quốc gia Yok Đôn ở Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Anh

Mỗi tín chỉ carbon trong giao dịch này được tính với giá thấp nhất là 10 USD. Như vậy, hoạt động trồng, phục hồi và bảo tồn rừng ở khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ sẽ kiếm lợi được ít nhất 51,5 triệu USD nhờ vào việc bán tín chỉ.

Tất cả các tín chỉ được chuyển nhượng cho liên minh LEAF đều được tính vào cam kết giảm phát thải theo đóng góp quốc gia tự nguyện (NDC) của Việt Nam.

Bên cạnh việc đáp ứng tiêu chuẩn của cơ chế Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+), để chuyển nhượng cho LEAF, tín chỉ carbon còn phải được tạo ra từ dự án có sự tham vấn và chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương, dân tộc thiểu số và phải kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng tiền thu được từ bán tín chỉ.

Nói cách khác, cộng đồng dân cư, dân tộc thiểu số bản địa sẽ là đối tượng được hưởng lợi từ khoản tiền hơn 50 triệu USD nói trên, qua đó cải thiện cuộc sống và nâng cao sinh kế dựa vào rừng.

Thỏa thuận mua bán giảm phát thải từ rừng được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ký kết với Tổ chức Emergent (cơ quan quản lý hành chính của liên minh LEAF) bên lề hội nghị COP26 năm 2021 vừa qua.

Trước đó, một dự án bán tín chỉ carbon khác cũng được triển khai thí điểm, là dự án chuyển nhượng hơn 10 triệu tấn tín chỉ cho Ngân hàng Thế giới (WB), với mức giá 5 USD mỗi tấn. Đến nay, WB đã trả cho Việt Nam 80% tổng giá trị dự án, tức là khoảng hơn 40 triệu USD.

Theo rà soát của Tổ chức Nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), rừng là nguồn tín chỉ carbon có giá trị cao, có thể bán được với giá lên đến 167 USD mỗi tín chỉ nếu đáp ứng được tiêu chí về đảm bảo sinh kế người dân bản địa, chia sẻ lợi ích công bằng cũng như đảm bảo đa dạng sinh học.

Giá bán dự kiến sẽ còn tăng cao hơn nữa khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp muốn mua tín chỉ carbon. Không chỉ các ngành truyền thống như năng lượng, giao thông vận tải, giờ đây, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực như giải trí, làm đẹp… cũng có nhu cầu mua tín chỉ để giảm phát thải và thể hiện trách nhiệm với môi trường, xã hội.

Hiện thế giới có khoảng hơn 600 dự án tạo tín chỉ carbon từ rừng. Đáng chú ý, nhiều trong số dự án đó đã được khởi động từ những năm 1990, tức là cách đây trên dưới 30 năm nhưng vẫn đang hoạt động và tạo ra lợi nhuận.

Như vậy, có thể thấy việc đầu tư vào các dự án tạo tín chỉ carbon không chỉ có tiềm năng sinh lời cao mà còn có lợi ích bền vững và lâu dài.

Làm giàu từ rừng

Làm giàu từ rừng

Phát triển bền vững -  1 năm

Trồng rừng, bảo vệ rừng, bên cạnh việc khai thác gỗ, còn có thể kết hợp trồng dược liệu, làm du lịch, bán tín chỉ carbon… để làm giàu.

TH true MILK chung tay “vá rừng trên núi đá”, bảo tồn đa dạng sinh học

TH true MILK chung tay “vá rừng trên núi đá”, bảo tồn đa dạng sinh học

Phát triển bền vững -  1 năm

TH true MILK tài trợ hàng ngàn cây giống, chung tay trồng rừng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và loài linh trưởng quý hiếm tại Sơn La.

Khoảng 90% diện tích rừng bị mất từ mở rộng nông nghiệp

Khoảng 90% diện tích rừng bị mất từ mở rộng nông nghiệp

Phát triển bền vững -  1 năm

Theo đại diện UNDP tại Việt Nam, trong bối cảnh mất rừng nhiều vì hoạt động nông nghiệp, các quy định và cam kết không gây mất rừng cần được hiểu rõ, và chuyển thành các hành động tích cực trên thực tế.

Rừng ngập mặn đảm bảo sinh kế bền vững cho miền Tây

Rừng ngập mặn đảm bảo sinh kế bền vững cho miền Tây

Phát triển bền vững -  1 năm

Hệ thống rừng ngập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long, nếu được bảo tồn và sử dụng hợp lý, sẽ tạo ra nhiều cơ hội cải thiện và nâng cao sinh kế cho bà con, đồng thời đóng góp tích cực vào ngăn ngừa và chống chịu biến đổi khí hậu.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  1 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  4 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  6 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  7 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  7 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  8 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  12 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.