Việt Nam và giấc mơ trở thành cường quốc du lịch

Giang Sơn Chủ nhật, 10/02/2019 - 08:00

Những bất cập tồn tại dai dẳng vẫn không thể ngăn cản khát vọng biến Việt Nam trở thành một cường quốc du lịch của thế giới.

InterContinental Sun Peninsula Danang nhiều năm liền được bầu chọn là khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất thế giới

Ông Đoàn Văn Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị CEO Group đã “yêu Phú Quốc ngay từ cái nhìn đầu tiên” khi lần đầu đặt chân đến Đảo Ngọc cách đây tám năm. Lúc đó, Phú Quốc vẫn hoang sơ, sân bay nhỏ chỉ có thể đón được máy bay ATR, không có điện lưới, giao thông chủ yếu là đường đất. Tuy nhiên, dưới con mắt của một nhà đầu tư, ông Bình thấy Phú Quốc giống như một viên ngọc chưa được mài giũa. Đường bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp, rừng nguyên sinh phong phú, nước ngọt dồi dào, vị trí chiến lược vì chỉ cách các trung tâm du lịch của Đông Nam Á chỉ 1-2 giờ bay, và đặc biệt là nắng ấm có thể kinh doanh du lịch quanh năm. 

Chính vì thế, mặc dù vốn là người thận trọng, đi chậm mà chắc, nhưng ông Bình quyết định đưa Phú Quốc thành địa bàn đầu tư trọng điểm của CEO Group. Trong mấy năm qua, CEO Group đã làm thay đổi diện mạo của Bãi Trường, với việc đưa vào sử dụng khu nghỉ dưỡng Novotel và mới đây nhất là khu nghỉ dưỡng Best Western Premier.

Những nhà đầu tư tiên phong như CEO Group đã giúp Phú Quốc thay da đổi thịt, khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới. Một sân bay quốc tế mới được xây dựng và chỉ ít năm sau đã phải mở rộng nâng gấp đôi công suất vì lượng khách du lịch tăng vọt. 

Các khu nghỉ dưỡng sang trọng, những khu vui chơi giải trí liên tục mọc lên như một loạt các dự án nghỉ dưỡng của Vingroup ở Bắc đảo hay của Sun Group ở Nam đảo. Năm ngoái, Phú Quốc đón hơn 4 triệu lượt khách du lịch, tăng tới 36% so với năm trước đó, trong đó khách quốc tế là hơn 500 nghìn người. Thành công ở Phú Quốc là động lực để CEO Group tiếp tục khai phá vùng đất mới là Vân Đồn. Tại đây, CEO Group đang đầu tư ba khách sạn thương hiệu quốc tế với tổng cộng 1.000 phòng, và đây chỉ là một hợp phần nhỏ trong một tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng rộng hàng trăm hecta.

Vùng đất mới trỗi dậy

Phú Quốc là minh chứng điển hình cho sự trỗi dậy của những vùng đất mới. Và không chỉ có những địa danh nổi tiếng mà cả những nơi “ngủ quên” như Ninh Thuận cũng bắt đầu thức giấc. Trong mắt du khách, Ninh Thuận chỉ là vùng đất của nắng, gió và cát. Bao nhiêu nhà đầu tư đến đây với những kế hoạch xây khu du lịch trăm tỷ, nghìn tỷ, nhưng rồi nhanh chóng rũ áo ra đi, để lại những dự án loang lổ trên những bãi biển đẹp như cô gái xuân thì. 

Vì thế, giới đầu tư ngỡ ngàng khi Tập đoàn Crystal Bay công bố kế hoạch triển khai bốn dự án lớn, có khả năng cung cấp gần 20.000 phòng khách sạn ở Ninh Thuận. Lớn nhất trong số đó là dự án khu du lịch Mũi Dinh Ecopark có tổng diện tích 766 ha được thiết kế như một Trung Đông thu nhỏ. Những dự án còn lại gồm Sun Bay Park Hotel & Resort có quy mô 3.300 phòng cùng công viên nước; tổ hợp Ninh Chữ Sailing Bay quy mô 3.600 phòng cùng khu phố thương mại, công viên chuyên đề ở cửa biển Ninh Chữ, sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho du khách.

Việt Nam và giấc mơ trở thành cường quốc du lịch
Vịnh Vĩnh Hy - tỉnh Ninh Thuận

Crystal Bay còn đặt Ninh Thuận là một trong các điểm đến quan trọng của sản phẩm chiến lược “Một kỳ nghỉ - Hai vùng di sản” để du khách vừa có thể chiêm ngưỡng kỳ quan thiên nhiên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long trên du thuyền, vừa có thể đắm mình trong trầm mặc của tháp Chàm và những bãi biển cát trắng của Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Thuận. Ở Quảng Ninh, Crystal Bay đang cùng các đối tác đầu tư khu du lịch Con đường di sản Vân Đồn với giai đoạn đầu có diện tích 109 ha với điểm nhấn là toà tháp đôi 88 tầng.

Crystal Bay đang tiên phong khai mở những vùng đất mới cho phát triển du lịch. Nếu như trước đây du lịch chỉ tập trung ở những địa danh nổi tiếng như Nha Trang, Đà Nẵng, Huế hay Hạ Long thì trong thời gian gần đây, những địa danh mới như Phú Quốc, Ninh Thuận, Quy Nhơn hay Vân Đồn trở thành những “miền đất hứa”. Không gian phát triển du lịch ngày càng mở rộng nhờ “sự dũng cảm” của các nhà đầu tư tiên phong như Crystal Bay, Sun Group, Vingroup hay CEO Group.

Khi được hỏi tại sao “đặt cược” vào một vùng đất khô cằn và khí hậu khắc nghiệt, ông Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc phát triển kinh doanh Crystal Bay cười: “Ninh Thuận giống như viên pha lê vùi trong cát!”. Theo ông Sơn, phong cảnh Ninh Thuận đẹp và hoang sơ, một số điểm du lịch có cảnh sắc vô cùng độc đáo, thậm chí có một không hai ở Việt Nam như đồi cát Mũi Dinh, vịnh Vĩnh Hy. Ninh Thuận cũng có rất nhiều thứ để nói tới như làng gốm Bàu Trúc, làng dệt thổ cẩm, các dân tộc thiểu số, đồng nho, đồng cừu, những ngọn tháp Chăm cổ kính mà chỉ cần chụp hình tung lên mạng là đã đủ sức để lôi kéo khách du lịch. Hơn nữa, sân bay Cam Ranh cũng chỉ cách Phan Rang - Tháp Chàm một tiếng di chuyển. 

“Lâu nay chúng ta lầm tưởng khí hậu Ninh Thuận khắc nghiệt nhưng thực tế nhiệt độ trung bình chỉ 26 độ, gió mát, không khí khô nhẹ không làm đổ mồ hôi và du khách châu Âu rất thích kiểu thời tiết này”, ông Sơn tiết lộ. Du lịch Ninh Thuận lâu nay rơi trong vòng luẩn quẩn: thiếu phòng khách sạn nên ít du khách, du khách đến ít nên không ai đầu tư khách sạn. Ông Sơn cho biết, Crystal Bay tự tin đầu tư vào Ninh Thuận vì đã có sẵn nguồn khách và chỉ chờ được đưa vào khai thác.

Hiếm có nhà đầu tư nào có thế mạnh nổi trội như Crystal Bay với dòng khách quốc tế rất lớn, 360.000 khách và sử dụng tới 18 máy bay thuê chuyến, bay hơn 1.500 chuyến năm 2018. Thêm kinh nghiệm kiến tạo thành công hệ sinh thái du lịch khép kín, từ sản phẩm, vận tải, dịch vụ và hạ tầng, Crystal Bay đem đến những dấu ấn rất riêng cho các dự án ở Ninh Thuận.

Vị thế mới

Bất chấp những tồn tại dai dẳng cản trở sự phát triển của du lịch Việt Nam nói chung hay Ninh Thuận nói riêng, như hạ tầng giao thông chưa phát triển, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, quảng bá và tiếp thị yếu hay sản phẩm du lịch chưa phong phú, những nhà đầu tư như ông Bình hay ông Sơn đang đặt kỳ vọng rất lớn vào sự phát triển của du lịch Việt Nam. Cơ hội đầu tư ngày càng rộng mở khi Việt Nam trở thành điểm đến ngày càng hấp dẫn khách quốc tế.

Trong những năm gần đây, du lịch đã có sự phát triển đột phá, với lượng khách quốc tế năm ngoái lên tới 15,6 triệu lượt. Việt Nam đặt mục tiêu thu hút tới 20 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2020 nhưng những nhà đầu tư lớn đều đặt kỳ vọng rất cao ở tương lai xa hơn. Như ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch HĐQT Sun Group đã từng chia sẻ: “Khát vọng của chúng tôi là biến Việt Nam thành cường quốc du lịch.” Hay ông Bình, Chủ tịch CEO Group lạc quan: “Việt Nam có thể trở thành một cường quốc du lịch của thế giới và chúng ta có cơ hội và khả năng để biến khát vọng đó thành hiện thực.”

Việt Nam và giấc mơ trở thành cường quốc du lịch 1
Cầu Vàng do Sun Group đầu tư trở thành điểm đến ưa thích của du khách đến Đà Nẵng

Để trở thành một cường quốc du lịch của thế giới, Việt Nam phải phát triển tương đương với Thái Lan. Trong khi đó, mặc dù du lịch Việt Nam đã tăng tốc mạnh mẽ trong những năm gần đây, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn chưa bằng một nửa so với Thái Lan. Tuy nhiên, những người như ông Bình hay ông Trường vẫn lạc quan, bởi cho rằng tiềm năng du lịch của Việt Nam không hề thua kém nước bạn. 

Theo ông Bình, dân số Việt Nam gần gấp đôi Thái Lan, xếp thứ hạng cao về tài nguyên du lịch trong bản chỉ số cạnh tranh du lịch và lữ hành của Diễn đàn kinh tế thế giới, nhưng nghịch lý là lượng khách quốc tế thua xa Thái Lan. Tuy nhiên, có những tín hiệu lạc quan là du lịch đã được Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm. 

Đầu năm 2017, Bộ Chính trị ban hành một nghị quyết đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành cũng xác định du lịch và dịch vụ biển là ngành ưu tiên số 1. Một loạt động thái của Chính phủ cũng đang mở đường cho du lịch tăng tốc như phê duyệt quỹ phát triển du lịch với vốn điều lệ 300 tỷ đồng và mới đây nhất Chính phủ đã ban hành đề án về quảng bá và tiếp thị du lịch.

Những địa phương như Ninh Thuận cũng đang chuyển động nhanh hơn. Nếu như trước đây tỉnh tập trung kêu gọi đầu tư vào các dự án công nghiệp thì hiện nay, theo ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, tỉnh đang ưu tiên kêu gọi đầu tư vào vùng trọng điểm phát triển du lịch phía Bắc, phía Nam và trung tâm thành phố Phan Rang-Tháp Chàm để hình thành hệ thống khách sạn tại khu vực bãi biển Bình Sơn, trung tâm thương mại, các khu giải trí phức hợp kết hợp nghỉ dưỡng, lưu trú; các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ven biển; các dịch vụ du lịch chuyên đề như du lịch kết hợp đua mô tô địa hình trên cát, các môn thể thao biển như dù lượn, lướt ván diều, trải nghiệm hoạt động nông nghiệp để hình thành các sản phẩm du lịch đặc thù, khác biệt có tính cạnh tranh cao thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Và lời kêu gọi đó đã được những nhà đầu tư như Crystal Bay nhanh chóng hưởng ứng.

Theo ông Bình, chỉ cần Nhà nước tháo gỡ bốn nút thắt là phát triển hạ tầng giao thông, sớm miễn thị thực cho khách nước ngoài, nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực, và đẩy mạnh xúc tiến quảng bá phần còn lại như phát triển sản phẩm du lịch, tạo điểm đến và xây dựng cơ sở lưu trú là do người dân và doanh nghiệp làm, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành cường quốc du lịch của thế giới, đóng góp cho GDP hàng trăm tỷ USD trong tương lai.

Click vào đây để xem toàn bộ Báo Xuân Dấu ấn & Khát vọng 

Giải bài toán truyền thông của ngành du lịch Việt

Giải bài toán truyền thông của ngành du lịch Việt

Tiêu điểm -  5 năm

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, các hoạt động truyền thông về du lịch cần mang tính chiến lược, đồng bộ và hướng đến các thị trường cụ thể.

'Làm du lịch không được đơn độc'

'Làm du lịch không được đơn độc'

Tiêu điểm -  5 năm

Nghệ An có nhiều tiềm năng về du lịch, văn hóa lịch sử nhưng cần sớm tìm ra lời giải cho bài toán phát triển du lịch.

Phải chăng du lịch Việt Nam đã qua đỉnh điểm của chu kỳ mới?

Phải chăng du lịch Việt Nam đã qua đỉnh điểm của chu kỳ mới?

Tiêu điểm -  5 năm

Giữa những tồn tại bất cập dai dẳng và chưa có lối thoát, du lịch Việt Nam vẫn tăng trưởng bất ngờ.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  8 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  11 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  11 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  12 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  12 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.

Đọc nhiều