Tài chính
Vietcombank giảm 23% chi phí hoạt động trong quý 2
Dù quy mô nhân sự tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng chi phí hoạt động của Vietcombank đã bị cắt giảm đáng kể trong quý 2 vừa qua.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2020 với lợi nhuận sau thuế đạt 4.615 tỷ đồng. Lợi nhuận của Vietcombank tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ việc ngân hàng đã cắt giảm mạnh chi phí hoạt động trong quý này.
Cụ thể, chi phí hoạt động của Vietcombank trong quý 2 ghi nhận là 3.118 tỷ đồng, giảm 23% so với quý 2 năm ngoái. Tính từ đầu năm, chi phí hoạt động của ngân hàng cũng giảm 5% so với nửa đầu năm 2019.
Dù cắt giảm chi phí hoạt động, quy mô nhân sự của Vietcombank tăng thêm khoảng 1.167 người trong nửa đầu năm nay. Còn so với thời điểm tháng 6 năm ngoái, nhân sự của Vietcombank tăng thêm 2.900 người.
Báo cáo của ngân hàng cho thấy chi phí cho nhân viên trong nửa đầu năm nay là 4.307 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ so với mức 4.275 tỷ đồng của 6 tháng đầu năm 2019. Ước tính chi phí trung bình trên mỗi nhân viên đã giảm đáng kể trong nửa đầu năm nay.
Ngoài ra ngân hàng đã cắt giảm mạnh các chi phí quản lý công vụ, khoảng 600 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay.
Dù cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận nhưng lũy kế 6 tháng đầu năm Vietcombank chỉ đạt 8.797 tỷ đồng lợi nhuận, giảm 3% so với nửa đầu năm ngoái. Do tác động của dịch Covid-19, ngân hàng không đưa ra kế hoạch lợi nhuận cụ thể năm 2020, trong khi năm ngoái Vietcombank dẫn đầu hệ thống ngân hàng về lợi nhuận với con số 18.525 tỷ đồng.
Triển vọng lợi nhuận nửa cuối năm của Vietcombank sẽ phụ thuộc vào chất lượng cho vay của ngân hàng vốn đang có dấu hiệu tiêu cực hơn do các tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khách hàng.
Số liệu báo cáo cho thấy nhóm nợ cần chú ý của ngân hàng đã tăng hơn 5.200 tỷ đồng lên mức 7.724 tỷ đồng. Trong khi đó nợ xấu nhóm 3 và 4 tăng thêm khoảng 700 tỷ đồng.
Trong nửa đầu năm nay, Vietcombank đã cho vay thêm khoảng 36 nghìn tỷ đồng, đẩy quy mô cho vay lên 770 nghìn tỷ. Từ đó giữ tỷ lệ nợ xấu tiếp tục dưới 1%.
Dù vậy, ngân hàng bắt đầu tăng dự phòng rủi ro nợ xấu trong nửa đầu năm nay, trị giá 4.008 tỷ đồng, cao hơn khoảng 700 tỷ đồng so với con số nửa đầu năm ngoái. Trước đó, cả năm 2019, chi phí dự phòng rủi ro nợ xấu của Vietcombank chỉ là 6.790 tỷ đồng.
Đến cuối tháng 6, tổng tài sản của ngân hàng đạt 1,185 triệu tỷ đồng giảm nhẹ so với đầu năm, chủ yếu do Vietcombank giảm lượng tiền gửi giữa các ngân hàng. Trong khi đó huy động tiền gửi từ khách hàng vẫn tăng 5,3% lên mức 981 nghìn tỷ đồng.
Sau khi tăng trưởng mạnh mẽ trong năm ngoái, năm nay ngân hàng tiếp tục đặt mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng 7% lên 1,3 triệu tỷ đồng và cho vay tăng 10%, huy động vốn tăng 8%.
Vietcombank chi 563 tỷ xây trung tâm đào tạo ở Ecopark
Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.