Doanh nghiệp
Vietjet Air ký các hợp đồng trị giá 7,3 tỷ USD tại Pháp
Hãng hàng không Vietjet mới đây đã ký hợp tác chiến lược trị giá 6,5 tỷ USD với tập đoàn Safran – CFM và ký hợp đồng tài chính trị giá 800 triệu USD với với GECAS France.

Cụ thể, hãng hàng không này và tập đoàn Safran – CFM đã kí biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về cung cấp 312 động cơ và các dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng cho 148 tàu bay của Vietjet Air.
Ngoài ra, tập đoàn Safran – CFM còn cung cấp công tác đào tạo nhân lực kỹ thuật hành không, các chương trình nghiên cứu ứng dụng cho Vietjet Air.
Với công ty GECAS France, hãng hàng không của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã kí kết hợp đồng về thuê, mua tàu bay A321neo trị giá 800 triệu đô la Mỹ.
Hiện tại, Vietjet Air đang khai thác 56 tàu bay A320 và A321 với hơn 385 chuyến bay mỗi ngày. Sau khi phủ kín các đường bay nội địa, gần đây hãng đã liên tục mở thêm các đường bay quốc tế. Gần đây nhất là quyết định mở đường bay thẳng giữa TP.HCM và TP. Brisbane, Australia.
Trong vòng khoảng các năm trở gần đây, Vietjet Air đã rất tích cực kí kết hợp đồng mua sắm cũng như vay tài chính để bổ sung thêm đội bay.
Tháng 7 năm ngoái, Vietjet đã kí thỏa thuận cung cấp tài chính với Tập đoàn Quản lý tài sản và hàng không của Đức, GOAL để mua mới 4 tàu bay A321.
Trước đó, tháng 9/2016, Vietjet Air đặt mua Airbus 20 chiếc máy bay, bao gồm Airbus A321 CEO và NEO với tổng giá trị 2,39 tỷ USD và hợp đồng mua 100 máy bay Boeing 737 MAX 200 với tổng trị giá 11,3 tỷ USD.
Ước tính hãng hàng không này sẽ nhận thêm 180 máy bay trong vòng 6 năm tới. Đi vào hoạt động từ năm 2011, Vietjet Air đã vận chuyển hơn 55 triệu lượt hành khách với 82 đường bay cả nội địa và quốc tế.
Đánh giá về sự kiện kí kết lần này với Safran – CFM, ông Đinh Việt Phương, Phó tổng giám đốc Vietjet cho biết: “Chúng tôi tin tưởng rằng với những ưu thế về kỹ thuật, những động cơ mới này sẽ giúp nâng cao năng lực khai thác của đội bay Vietjet, giúp hãng hiện thực hoá chiến lược kinh doanh hướng ra toàn cầu, phục vụ tốt hơn và đa dạng các nhu cầu của hành khách”.
Nhận thêm 180 chiếc Airbus, Boeing trong 6 năm tới, Vietjet có nguy cơ thừa máy bay
Từng tuyên bố đối đầu với Vietjet, hãng bay Nhật phải rút khỏi Việt Nam sau 2 năm
Vanilla Air vừa ra thông báo chính thức về việc ngưng khai thác tất cả các chuyến bay tại Việt Nam và dừng hoạt động kể từ ngày 26/4/2018.
Bước kế tiếp của nữ tỷ phú Phương Thảo
Sovico Holdings đã đầu tư vào các lĩnh vực hàng không, ngân hàng, bất động sản, công nghiệp và thủy điện trước khi bước sang lĩnh vực dầu khí.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.