Vietnam Airlines âm vốn chủ sở hữu gần 5.000 tỷ đồng

Trần Anh Chủ nhật, 07/08/2022 - 10:50

Dù nhu cầu bay đang phục hồi mạnh mẽ sau dịch Covid-19, Vietnam Airlines vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như thị trường vận chuyển quốc tế phục hồi chậm và đặc biệt là giá nhiên liệu tăng cao.

Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II với mức lỗ ròng 2.570 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng lỗ 5.183 tỷ đồng. Dù vẫn thua lỗ, tình hình kinh doanh của Vietnam Airlines đã cải thiện hơn so với mức lỗ 8.458 tỷ đồng 6 tháng đầu năm ngoái.

Theo đó, lỗ lũy kế tính đến cuối quý II ghi nhận mức 28.921 tỷ đồng, vượt qua vốn góp của chủ sở hữu 22.144 tỷ đồng. Hãng hàng không bị âm vốn chủ sở hữu 4.914 tỷ đồng.

Vietnam Airlines cho rằng việc giảm lỗ so với cùng kỳ năm trước là kết quả bước đầu khả quan sau khi triển khai hàng loạt giải pháp ngắn hạn và dài hạn để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh, cải thiện kết quả kinh doanh, bổ sung vốn và dòng tiền. Song, do thị trường vận chuyển quốc tế phục hồi chậm, xung đột Nga – Ukraine đẩy giá nhiên liệu tăng cao, ảnh hưởng xuất đến khai thác quốc tế, rủi ro tài chính về tỷ giá và lãi xuất…

Với Vietnam Airlines, thị trường quốc tế vốn mang tới 65% doanh thu của hãng, mới chỉ có những bước phục hồi khá khiêm tốn.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Vietnam Airlines nối lại được 35 đường bay quốc tế, chỉ bằng 53% trước đại dịch. Do vậy, tổng thị trường quốc tế chỉ đạt khoảng 12% so với trước đại dịch, do các rào cản nhập cảnh khiến nhu cầu đi lại bị hạn chế đáng kể.

Về nhiên liệu bay, tháng 11/2021 Vietnam Airlines xây dựng kịch bản nhiên liệu bay dự kiến là 80 USD/thùng Jet A1 (bình quân của các năm trước đấy chỉ có 76 USD/thùng). Nhưng sang năm 2022, bình quân 6 tháng đầu năm giá nhiên liệu tới 116 USD/thùng Jet A1, đến tháng 7/2022 là 165 USD/thùng Jet A1, gấp đôi dự kiến.

Việc chênh lệch 1 USD nhiên liệu bay đã làm tăng chi phí của Vietnam Airlines lên 10 tỉ đồng/tháng. Với sự chênh lệch từ 80 USD/thùng Jet A1 đến 116 USD/thùng Jet A1, 6 tháng đầu năm 2022 Vietnam Airlines phát sinh thêm chi phí nhiên liệu bay khoảng 2.300 tỉ đồng.

Vietnam Airlines dự báo thị trường quốc tế sẽ từng bước phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty sẽ có kết quả tích cực hơn vào nửa cuối năm 2022 và năm 2023. Bên cạnh đó, tổng công ty cũng đã hoàn thiện đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021-2025 báo cáo ĐHĐCĐ thường niên 2022 và đang trình cấp có thẩm quyền. Ban lãnh đạo đưa ra 3 nhóm giải pháp để khắc phục tình trạng lỗ hợp nhất và âm vốn chủ sở hữu.

Thứ nhất, tổng công ty thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường thích nghi, nhanh chóng phục hồi và cải thiện kết quả kinh doanh, sử dụng hiệu quả năng lực sản xuất để không đẩy lỗ lũy kế tăng cao trong giai đoạn thị trường chưa phục hồi hoàn toàn và tiến tới có lãi các năm sau.

Thứ hai, tái cơ cấu tài sản và danh mục đầu tư tài chính để gia tăng thu nhập, dòng tiền.

Thứ ba, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn chủ sở hữu sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trong năm 2021, được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, Vietnam Airlines đã được Chính phủ thông qua SCIC rót thêm vốn để khắc phục tình trạng thua lỗ nghiêm trọng. Cụ thể, SCIC đã mua 689,5 triệu cổ phiếu HVN trong đợt phát hành giá 10.000 đồng/cp, thành cổ đông lớn với tỷ lệ sở hữu 31,08% vốn.

Tổng công ty chào bán thành công 796 triệu cổ phiếu trên 800 triệu đơn vị để tăng vốn từ 14.183 tỷ đồng lên 22.143 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông hiện nay gồm Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nắm 55,2% vốn, SCIC nắm 31,14% và Ana Holdings Inc. nắm 5,62% vốn.

Vietnam Airlines muốn bán bớt công ty con

Vietnam Airlines muốn bán bớt công ty con

Doanh nghiệp -  2 năm
Để bổ sung nguồn vốn, Vietnam Airlines năm nay tập trung vào việc tái cơ cấu danh mục đầu tư, bao gồm hoàn thành việc tái cơ cấu Pacific Airlines, thanh lý tài sản, bán và cho thuê máy bay, tái cơ cấu nguồn vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu và trái phiếu, chuyển nhượng, thoái vốn tại một số doanh nghiệp thành viên.
Vietnam Airlines muốn bán bớt công ty con

Vietnam Airlines muốn bán bớt công ty con

Doanh nghiệp -  2 năm
Để bổ sung nguồn vốn, Vietnam Airlines năm nay tập trung vào việc tái cơ cấu danh mục đầu tư, bao gồm hoàn thành việc tái cơ cấu Pacific Airlines, thanh lý tài sản, bán và cho thuê máy bay, tái cơ cấu nguồn vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu và trái phiếu, chuyển nhượng, thoái vốn tại một số doanh nghiệp thành viên.
Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".