Tài chính
VNIndex vượt 1.200 điểm trong phiên giao dịch đầu xuân
Dù chưa có được sự đồng thuận nhưu kỳ vọng nhưng thị trường nhìn chung giao dịch sôi động và hào hứng trong phiên khai xuân.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thị trường chứng khoán bật tăng khá tốt. Chỉ số VNIndex đóng cửa tăng 3,97 điểm, đạt 1.202,5 điểm. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn HOSE và HNX khá tốt khi đạt gân 29.000 tỷ đồng, cao nhất trong 6 phiên trở lại đây.
Sức mạnh của nhóm bluechips là động lực quan trọng đẩy VNIndex vượt qua mốc tâm lý 1.200 điểm. Dòng tiền tập trung vào nhóm tài chính và cổ phiếu ngân hàng tiếp tục dẫn sóng trong phiên giao dịch khai xuân. Tăng giá mạnh nhất là các cổ phiếu TCB, MBB, SHB, TPB. Ở chiều ngược lại, CTG, ACB bất ngờ giảm điểm khá mạnh.
Dòng tiền cho thấy sự lan tỏa nhất định khi một số cổ phiếu vốn hóa lớn của các nhóm ngành khác như HPG, PLX, BSR cũng tăng khá tốt. Độ rộng thị trường cũng cho thấy điều này khi chỉ số VNIndex có 321 mã tăng giá và chỉ có 153 mã giảm giá.
Mặc dù vậy, phiên giao dịch đầu tiên của năm mới cũng có “vết gợn” với nhịp điều chỉnh khá mạnh sau 2 giờ chiều. Nhịp điều chỉnh gần như thổi bay thành quả cả phiên và chỉ được kéo lại sau phiên khớp lệnh ATC. Khối ngoại cũng có thái độ kém tích cực khi bán ròng 360 tỷ đồng, tập trung vào các cổ phiếu như MWG, CTG, PDR…
Dù chưa có được sự đồng thuận nhưu kỳ vọng nhưng thị trường nhìn chung giao dịch sôi động và hào hứng trong phiên khai xuân. Nhiều công ty chứng khoán kỳ vọng, bức tranh thị trường trong năm 2024 sẽ có nhiều gam màu sáng.
Hầu hết các tổ chức này đều cho rằng VNIndex có thể tiếp tục bứt phá mạnh về mặt điểm số, thậm chí có đơn vị dự báo chỉ số có thể cán mốc 1.460 điểm trong năm 2024.
Động lực của thị trường năm 2024 đến từ kỳ vọng Fed đảo chiều chính sách, tình hình vĩ mô trong nước ổn định và khả năng tăng trưởng doanh nghiệp tích cực. Bên cạnh đó là các yếu tố nội tại tích cực như nâng hạng thị trường, hệ thống KRX đi vào giao dịch.
Chứng khoán VNDirect kỳ vọng P/E của VNIndex sẽ phục hồi về mức trung bình 5 năm khoảng 15 lần do thị trường tài chính trở lại điều kiện bình thường trong khi EPS tăng trưởng tích cực, qua đó VNIndex có thể đạt vùng 1.400 – 1.450 điểm.
Đội ngũ phân tích cho rằng đây là thời điểm thích hợp để đầu tư trung và dài hạn vào kênh chứng khoán do định giá thị trường khá hấp dẫn trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động thấp và thu nhập toàn thị trường được dự báo có thể cải thiện kể từ quý 4/2023.
Đồng quan điểm, Chứng khoán PHS dự báo VNIndex có thể tăng lên mức 1.460 điểm vào năm 2024, với tỷ lệ P/E trung bình là trên 14 lần. Công ty chứng khoán này kỳ vọng thu nhập trung bình của các công ty niêm yết sẽ phục hồi mạnh mẽ với mức tăng trưởng 15% so với mức nền thấp của năm 2023. Giá trị giao dịch bình quân trên sàn HOSE và HNX trong năm 2024 được dự báo có thể đạt 21.750 tỷ đồng.
Bộ phận phân tích của PHS tin rằng lạm phát toàn cầu có dấu hiệu dần được kiểm soát, các ngân hàng trung ương trên thế giới sắp đi đến hồi kết của lộ trình tăng lãi suất và dự kiến sớm có tín hiệu đảo chiều chính sách sang nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế. Thêm vào đó, những chính sách hỗ trợ từ phía đầu tư trong nước sẽ giúp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được mục tiêu của Chính phủ. GDP được kỳ vọng sẽ lấy lại tốc độ tăng trưởng ổn định quanh 6,5%.
Chứng khoán KBSV dự báo VNIndex có thể cán mốc 1.330 điểm trong năm 2024 dựa trên động lực tăng trưởng kinh tế trở lại mốc quanh 6%, mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp và chính sách tài khoá mở rộng tiếp tục duy trì và Fed xoay chiều chính sách. Bên cạnh đó, thị trường còn được hỗ trợ bởi mức tăng 16,4% của lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết, được hỗ trợ bởi mức nền so sánh thấp của năm 2023 và kinh tế vĩ mô quay trở lại xu hướng hồi phục.
Các tổ chức trong nước, các quỹ đầu tư nước ngoài cũng tin tưởng tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp sẽ là yếu tố nòng cốt dẫn dắt đà tăng của thị trường chứng khoán năm 2024.
Ông Petri Deryng, người quản lý quỹ Pyn Elite Fund cho rằng con số doanh thu của các công ty niêm yết tại Việt Nam sẽ đạt kỷ lục vào năm 2024, mức tăng trưởng hơn 20%. Hiện, thị trường chứng khoán đang chưa phản ánh tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp và câu chuyện giảm lãi suất.
Quỹ đầu từ này nhận định có nhiều lý do để kỳ vọng thị trường sẽ tăng mạnh, chứng khoán đang có định giá hấp dẫn. P/E của thị trường Việt Nam hiện đạt 11,6 lần. Theo dự báo, con số này có thể rơi về mức thấp là 9 lần trong 2024 nhờ lợi nhuận cải thiện.
VinaCapital cũng dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam sẽ tăng vọt lên hơn 20% vào năm 2024.
VCSC dự báo VNIndex lên 1.450 điểm trong năm nay
TCBS chuẩn bị IPO hơn 230 triệu cổ phiếu, dự kiến huy động nghìn tỷ
Dù chưa công bố mức giá chào bán chính thức, công ty cho biết dự kiến sẽ huy động hàng nghìn tỷ đồng qua đợt IPO lần này.
Từ cầm đồ tới cho vay ngang hàng: Cách F88, Tima, Fundiin nới 'chiếc áo' cho vay tiêu dùng đã chật
Vay tiêu dùng giờ đây không còn là sân chơi của riêng ngân hàng, công ty tài chính, mà còn có sự góp mặt của các tổ chức mới là tài chính thay thế.
Techcombank bắt tay FPT mang đến giải pháp tài chính toàn diện
Techcombank và FPT hợp tác triển khai chương trình tài trợ chuỗi cung ứng dành cho hàng nghìn đại lý, được vận hành trên nền tảng hệ sinh thái tài chính số TradeFlat.
Chứng khoán Việt Nam lại vắng mặt trong kết quả nâng hạng của MSCI
Giới hạn sở hữu nước ngoài tiếp tục là điểm nghẽn đáng kể, nhất là khi nhiều ngành nghề nhạy cảm vẫn áp dụng mức trần sở hữu từ 0-75%.
Ngân hàng Nhà nước hút tiền trở lại khi tỷ giá lập đỉnh
Ngân hàng Nhà nước bất ngờ hút ròng trở lại sau 4 tháng tạm dừng, giữa lúc tỷ giá USD/VND liên tục lập đỉnh và áp lực thanh khoản gia tăng.
Quốc hội chốt kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm
Quốc hội thông qua nghị quyết kéo dài miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030, áp dụng từ ngày 1/1/2026.
Thủ tướng nêu hướng đi giữa thách thức toàn cầu
Tại WEF Thiên Tân, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng châu Á cần dẫn dắt cuộc chơi mới, đồng thời khẳng định Việt Nam có cơ sở để tăng trưởng 8% năm nay và hai con số trong những năm tới.
Danh Khôi đổi tên, ‘lấn sân’ mảng nông nghiệp và y tế
Tập đoàn Danh Khôi chính thức đổi tên, rẽ hướng sang kinh doanh đa ngành với mục tiêu doanh thu xấp xỉ "nghìn tỷ" ngay trong năm nay.
Tiên phong là chưa đủ, Chủ tịch FPT muốn một phong trào 'bình dân hóa' AI
Theo ông Trương Gia Bình, mục tiêu cuối cùng là để người Việt tự tay làm ra AI, một nền tảng AI hiểu rõ ngôn ngữ, văn hóa và tư duy của người Việt.
'Ông lớn' ngành xây dựng tìm lời giải cho bài toán tăng trưởng
Đều nhấn mạnh việc mở rộng thị trường, song mỗi doanh nghiệp xây dựng đều chọn một hướng đi riêng phù hợp với thế mạnh và tầm nhìn dài hạn.
Manulife: 'Sống lâu' không còn là ưu tiên hàng đầu của người Việt
Người Việt đang hướng tới sống chất lượng, khỏe mạnh, ý nghĩa và độc lập về tài chính, chứ không đơn thuần là kéo dài tuổi thọ.
Doanh nghiệp Việt tăng tốc mở rộng thị trường giữa bão thuế quan
ASEAN tiếp tục là khu vực được doanh nghiệp Việt quan tâm hàng đầu trong khi châu Âu vươn lên thành thị trường chiến lược.