Vòng luẩn quẩn ngăn doanh nghiệp Việt bước vào chuỗi cung ứng

Anh Vân Thứ năm, 26/09/2019 - 08:28

Điều quan trọng để có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là doanh nghiệp Việt phải có cơ hội được kết nối và hiểu về yêu cầu cũng như quy trình lựa chọn đối tác của doanh nghiệp nước ngoài.

Thiếu kinh nghiệm và hiệu quả là những nguyên nhân khiến DNVVN Việt khó tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời gian qua liên tục đổ vào Việt Nam và gia tăng theo mỗi năm với sự hiện diện lớn của cácnhà đầu tư Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản hay Singapore.

Những doanh nghiệp FDI có vai trò quan trọng trong nền kinh tế khi đóng góp tỷ trọng lớn kim ngạch xuất khẩu, chiếm tới gần 70% trong 8 tháng đầu 2019 theo số liệu của Tổng cục Hải quan.

Tuy nhiên, mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) còn yếu, khiến Việt Nam chưa thể thâm nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chia sẻ tại lễ khởi động dự án “Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của DNNVV” (LinkSME), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, mối quan hệ kết nối kia đang đứng trước bài toán “con gà và quả trứng”.

“Tôi hỏi các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại sao không hợp tác được với các doanh nghiệp trong nước thì họ bảo rằng doanh nghiệp Việt Nam không có đủ chất lượng sản phẩm, đủ tiêu chuẩn để có thể tham gia vào chuỗi giá trị”.

Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước lại không dám đầu tư nâng cao năng lực vì lo sợ không tham gia được vào chuỗi giá trị, sợ rằng “đầu tư mà không tham gia được thì chết”.

Vấn đề đặt ra hiện nay là doanh nghiệp trong nước làm thế nào để vươn lên, nâng cao năng lực, có sức cạnh tranh, có những quy chuẩn về hàng hóa để tham gia vào chuỗi cung ứng. 

Cùng với đó, câu hỏi cũng được đặt ra về việc làm thế nào để doanh nghiệp FDI chia sẻ thị phần để tham gia vào chuỗi cung ứng của Việt Nam trong bối cảnh phần lớn doanh nghiệp vào Việt Nam thường sẵn có hệ sinh thái, hệ các nhà cung cấp.

Đây cũng là vấn đề được ông Ron Ashkin, Giám đốc dự án USAID LinkSME chia sẻ khi nhận định về sự khó khăn của DNVVN Việt Nam trong việc bước chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Vòng luẩn quẩn ngăn doanh nghiệp Việt bước vào chuỗi cung ứng
Ông Ron Ashkin, Giám đốc dự án USAID LinkSME.

Ông cho biết mặc dù chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu, các doanh nghiệp FDI có xu hướng tiếp tục hợp tác với các nhà cung cấp nước ngoài.

Tỷ lệ nội địa hóa tại Việt Nam còn thấp theo tiêu chuẩn khu vực và toàn cầu do áp dụng công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, trình độ quản lý còn kém, rào cản về ngôn ngữ hay độ tin cậy còn thấp.

Việt Nam sẽ có tiềm năng tăng trưởng tương ứng 58 tỷ USD thông qua việc tăng cường chuỗi cung ứng trong nước, ông Ron Ashkin cho biết.

Ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Phó giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu (EMC), doanh nghiệp có mảng chính là phụ tùng ô tô, xe máy với các khách hàng như Honda, Yamaha, Toyota, cho biết có rất nhiều khó khăn khi bước vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI.

Theo ông Hiếu, các doanh nghiệp FDI lớn như Honda không chỉ đặt ra yêu cầu về chất lượng sản phẩm, quy trình quản lý sản phẩm mà còn yêu cầu chứng chỉ quốc tế, trách nhiệm xã hội. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không chỉ phải đảm bảo chất lượng mà còn phải đưa ra mức giá cạnh tranh.

“EMC phải trực tiếp cạnh tranh với những doanh nghiệp Trung Quốc. Các doanh nghiệp nước ngoài mong muốn tìm nhà cung cấp từ Việt Nam để thay đổi chuỗi cung ứng hiện tại nhưng họ không muốn mức giá cao hơn giá của các doanh nghiệp Trung Quốc mà họ đang nhập chủ yếu vì giá bán lẻ không thể thay đổi”, ông Hiếu cho hay.

Vòng luẩn quẩn ngăn doanh nghiệp Việt bước vào chuỗi cung ứng 1
Ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Phó giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu (EMC)

Ngoài yêu cầu về giá, doanh nghiệp còn gặp khó khăn về tiến độ sản xuất khi nguồn lực nhiều khi chưa thể đáp ứng kịp các đơn hàng khi phát triển quá nóng.

Ông Hiếu lưu ý rằng với doanh nghiệp mới tham gia vào chuỗi cung ứng, nhất thiết phải có các chứng chỉ. “Khi không có chứng chỉ, ví dụ chứng chỉ về trách nhiệm xã hội, an toàn nhà xưởng, quản lý sản xuất, thì họ sẽ không nói chuyện tiếp với mình”.

Một phần yếu của EMC và nhiều bên khác được ông nhận định chính là kết nối theo hình thức doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) với các khách hàng lớn, khách hàng FDI.

Ông cho biết với các chương trình hỗ trợ như LinkSME, ngoài việc doanh nghiệp được hỗ trợ về năng lực quản lý, kỹ thuật, điều quan trọng nhất là được kết nối với đầu chuỗi cung ứng.

Giám đốc Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Michael Greene nhận định các công ty nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam cũng như thời gian tới sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam rất mong muốn được kết nối với các doanh nghiệp địa phương để có thể tìm được những nguồn cung, giúp họ giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.

Điều quan trọng nhất là hiểu được yêu cầu, nhu cầu của chuỗi cung ứng, từ đó doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực phù hợp và tham gia sâu rộng hơn.

Ông đánh giá đây là thời khắc hết sức quan trọng đối với Việt Nam khi có thể tận dụng được những cơ hội từ việc công nghiệp hóa nhanh chóng, từ việc phát triển lĩnh vực tiêu dùng cũng như sự thay đổi về công nghệ, thúc đẩy việc tham gia vào các chuỗi giá trị để có thể thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Trong tương lai, việc tăng trưởng kinh tế do khu vực tư nhân dẫn dắt sẽ là yếu tố rất quan trọng và Việt Nam có thể tận dụng những cơ hội này để phát triển hơn nữa. 

Lại chuyện ‘con gà, quả trứng’ trong công nghiệp hỗ trợ

Lại chuyện ‘con gà, quả trứng’ trong công nghiệp hỗ trợ

Tiêu điểm -  5 năm
Nếu như doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt cần đơn hàng để gia tăng năng lực thì các doanh nghiệp FDI lại muốn tìm đến những đơn vị đã có khả năng đáp ứng sản xuất.
Lại chuyện ‘con gà, quả trứng’ trong công nghiệp hỗ trợ

Lại chuyện ‘con gà, quả trứng’ trong công nghiệp hỗ trợ

Tiêu điểm -  5 năm
Nếu như doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt cần đơn hàng để gia tăng năng lực thì các doanh nghiệp FDI lại muốn tìm đến những đơn vị đã có khả năng đáp ứng sản xuất.
Cơ hội gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu của công nghiệp điện tử

Cơ hội gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu của công nghiệp điện tử

Tiêu điểm -  5 năm

Bối cảnh thời đại mới đang mang lại cho ngành điện tử Việt Nam những cơ hội mới nhưng cùng với đó là sự cạnh tranh gia tăng và thách thức ngay trên thị trường nội địa.

Doanh nghiệp Việt khó vào được chuỗi cung ứng toàn cầu do thiếu năng lực quản trị

Doanh nghiệp Việt khó vào được chuỗi cung ứng toàn cầu do thiếu năng lực quản trị

Tiêu điểm -  6 năm

Theo các chuyên gia quốc tế thuộc Chương trình thí điểm phát triển nhà cung cấp Việt Nam (SDP), thiếu năng lực quản trị, quản lý từ xây dựng chiến lược dài hạn cho đến kế hoạch cụ thể triển khai công việc là nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp Việt khó tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tiêu điểm -  23 giờ

Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.

Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Tiêu điểm -  2 ngày

Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

Tiêu điểm -  3 ngày

Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Tiêu điểm -  4 ngày

Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Tiêu điểm -  4 ngày

Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.

Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội

Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội

Bất động sản -  2 giờ

Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.

Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC

Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC

Doanh nghiệp -  2 giờ

Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.

Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?

Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?

Tài chính -  2 giờ

Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.

Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà

Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà

Doanh nghiệp -  2 giờ

Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Ông Lê Bá Thọ làm Chủ tịch GELEX Electric

Ông Lê Bá Thọ làm Chủ tịch GELEX Electric

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Bá Thọ giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị kể từ ngày 25/3/2025. Trước khi được bổ nhiệm, ông Thọ đang là thành viên hội đồng quản trị của công ty.

Cách mạng hạ tầng y tế, giáo dục định hình bức tranh đô thị tương lai của Phủ Lý, Hà Nam

Cách mạng hạ tầng y tế, giáo dục định hình bức tranh đô thị tương lai của Phủ Lý, Hà Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Sau hai bệnh viện lớn là Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, hàng loạt trường đại học danh tiếng đã lên kế hoạch đầu tư cơ sở 2 tại Phủ Lý, Hà Nam.

Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới

Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới

Leader talk -  7 giờ

Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn khách du lịch quốc tế ngoài thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc. Đâu là thị trường tiềm năng mới và rào cản nào cần tháo gỡ để thu hút du khách?