Nike và Adidas đưa nhau ra tòa vì vi phạm bằng sáng chế
Nike và Adidas là hai ông lớn trong ngành thời trang thể thao. Không chỉ là đối thủ của nhau trên phương diện doanh thu, giữa họ còn có vô số những vụ tranh chấp và kiện cáo về sở hữu trí tuệ.
Tuần này, câu chuyện pháp lý giữa hai hãng giày thể thao Kool Kiy và Nike lại tiếp tục diễn ra. Theo đó, thương hiệu độc lập Kool Kiy nộp đơn yêu cầu phản đối đơn kiện vào tháng 12 của công ty đồ thể thao nổi tiếng Nike.
Vào ngày 13/2 vừa rồi, trong tài liệu được nộp tại quận phía nam của New York, hãng giày thể thao By Kiy LLC (hay còn gọi là Kool Kiy) đã đưa ra lập luận rằng những khiếu nại vi phạm nhãn hiệu do Nike đưa ra trong vụ kiện tụng trước đó là “không hợp lệ và không thể thực thi”.
Trong tài liệu dài 69 trang, các luật sư của Kool Kiy đã giải thích từng điểm trong đơn khiếu nại của Nike. Tài liệu được bắt đầu bằng những thông tin mang tính khẳng định rằng những mẫu giày của họ không xâm phạm hình ảnh thương mại tổng thể (trade address) của hai mẫu giày Air Jordan và Dunk của Nike.
Kool Kiy khẳng định rằng họ là một thương hiệu thời trang đường phố nổi tiếng “đúng nghĩa”, do không ít người nổi tiếng cũng như những người hâm mộ giày thể thao săn lùng những mẫu giày của họ.
Họ cũng chỉ ra rằng, so với logo Swoosh (hình một dấu tích cong) trên giày Air Jordan 1 và Nilke Dunk, logo tia sét của họ khác biệt hoàn toàn. Thông qua so sánh giữa các thiết kế của họ và các thiết kế của Nike, họ càng làm nổi bật hơn sự khác nhau giữa hai loại giày thể thao do hai đơn vị sản xuất.
Những chi tiết được đề cập bao gồm logo tia sét “By Kiy”, cổ giày ít cong hơn ở mắt cá chân, gót sau đặc trưng, đế giữa nhỏ gọn hơn và đế ngoài mang nhãn hiệu Kool Kiy, cùng những chi tiết khác.
Trong đơn phản tố, Kool Kiy cũng cho biết giày thể thao của họ “được bán ở các kênh thương mại khác với giày Nike.” Kool Kiy tuyên bố rằng giày thể thao của họ không dễ mua được so với giày Nike vì sản phẩm của họ được sản xuất theo số lượng có hạn và được bán độc quyền cho các thành viên trên ứng dụng By Kiy cũng như trên trang web của họ.
Ngoài ra, Kool Kiy cho rằng việc hãng này phân phối trực tiếp giày đến người tiêu dùng thông qua các cửa hàng pop -up (cửa hàng pop-up là một cửa hàng bán lẻ được mở tạm thời để tận dụng những xu hướng khác biệt hoặc nhu cầu theo mùa) và các đợt giảm giá trên ứng dụng chỉ dành cho các thành viên cũng khiến cho những người hâm mộ giày thể thao khó có thể nhầm lẫn giữa giày của hai hãng.
Kool Kiy cũng thách thức quan điểm của Nike trong việc bảo vệ các nhãn hiệu của mình trong quá khứ, với quan điểm rằng hãng đã “làm rất ít điều để bảo vệ” những nhãn hiệu của mình. Kool Kiy cũng chỉ ra những sản phẩm giày thể thao của Amiri, Rhude, Golden Goose và Saint Laurent giống Air Jordan 1 và Nike Dunk trên thị trường.
Trong đó, Kool Kiy chỉ ra rằng những mẫu giày của Bape “giống hệt với kiểu dáng giày thể thao của Nike đã được đăng ký nhãn hiệu”, tuy nhiên Nike không đưa ra bất kỳ khiếu nại nào cho đến tháng trước.
Kool Kiy đã đâm đơn phản đối đơn kiện vi phạm nhãn hiệu của Nike, với tuyên bố rằng đơn khiếu nại của Nike là “không hợp lệ và không thể thi hành” và yêu cầu bồi thẩm đoàn xét xử. Đồng thời, nhãn hiệu thời trang đường phố này cũng muốn Nike bồi thường thiệt hại cho chi phí kiện tụng và phí luật sư của hãng.
Trước đó, tháng 12/2022, Nike đã kiện hai nhà sản xuất Kool Kiy và Omi lên tòa án với cáo buộc rằng hai hãng này đã vi phạm nhãn hiệu, chỉ định sai xuất xứ, cạnh tranh không lành mạnh và pha loãng nhãn hiệu.
Các luật sư của Nike cũng lập luận rằng, những đôi giày thể thao bị cáo buộc là hàng nhái có khả năng khiến khách hàng nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm và mối liên hệ của Nike với chúng. Đặc biệt là trên thị trường thứ cấp, nơi này đã thể hiện rõ việc các đại lý sử dụng các biến thể giày của Air Jordan 1 để quảng cáo sản phẩm của Kiy và Omi.
Nike và Adidas là hai ông lớn trong ngành thời trang thể thao. Không chỉ là đối thủ của nhau trên phương diện doanh thu, giữa họ còn có vô số những vụ tranh chấp và kiện cáo về sở hữu trí tuệ.
Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.
Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.
Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.