World Bank: Việt Nam cần giảm rủi ro ở lĩnh vực tài chính công
Nhật Hạ
Thứ hai, 19/10/2020 - 19:58
Ngân hàng thế giới cảnh báo rủi ro ở lĩnh vực tài chính công và khu vực tài chính mà Việt Nam đang phải đối mặt.
Báo cáo cập nhập kinh tế Việt Nam tháng 10 của Ngân hàng thế giới (WB) dự báo, trong thời gian tới, sự phục hồi kinh tế nếu mạnh mẽ và sâu rộng hơn, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2020 của Việt Nam có thể đạt 2,5-3%.
Tổ chức này đánh giá tốc độ phục hồi kinh tế Việt Nam vững chắc hơn do tăng trưởng của chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ đều tăng gấp đôi trong tháng 9 so với tháng 8.
Kinh tế phục hồi trong quý III với mức tăng trưởng đạt 2,62% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng trưởng 0,39% của quý trước, dù Covid-19 bùng phát tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận.
Về tổng thể, nền kinh tế tăng trưởng 2,1% trong 9 tháng đầu năm 2020. Con số này thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 7% trong cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn là một kết quả ấn tượng trong bối cảnh dịch Covid-19 trên toàn cầu.
Dòng vốn FDI vào Việt Nam trong tháng 9 đã tăng trở lại, mức tăng gần gấp đôi so với tháng 8. Trong 9 tháng đầu năm nay, tổng vốn FDI cam kết giảm khoảng 19% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, WB nhận định đây vẫn là kết quả rất tích cực trong bối cảnh dòng vốn FDI toàn cầu dự đoán giảm từ 30-40% theo dự báo mới nhất của hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD).
Tuy nhiên, WB cũng cảnh báo Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến việc giảm thiểu rủi ro mà lĩnh vực tài chính công và khu vực tài chính đang phải đối mặt, do những bất ổn trong bối cảnh trong nước và quốc tế.
Tín dụng của nền kinh tế tiếp tục tăng khiêm tốn gây áp lực ngày càng lớn lên những ngân hàng thương mại đang phải đối mặt với lợi nhuận giảm dần.
Bên cạnh đó, dư địa tài khóa của Việt Nam đang dần bị thu hẹp do nguồn thu giảm và chi ngân sách vượt dự kiến ban đầu, trong khi Chính phủ tiếp tục vay từ thị trường trong nước với lãi suất thấp (trung bình 2,6%) và kỳ hạn dài (15-30 năm).
Trước đó, trong báo cáo hồi tháng 7, WB đã dự báo Việt Nam tăng trưởng 2,8% năm 2020 - mức cao thứ năm thế giới. Tuy nhiên, dự báo này được đưa ra khi chưa tính đợt bùng phát dịch tại Đà Nẵng.
Cách đây vài ngày, trong báo cáo triển vọng kinh tế thế giới vừa công bố, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo GDP của Việt Nam tăng 1,6% trong năm 2020. Đây là mức tăng trưởng cao thứ hai tại khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Myanmar (2%).
Nhờ dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ, nền kinh tế từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới, GDP quý III năm nay tăng 2,62%, khởi sắc so với quý II. Tuy nhiên, tính chung 9 tháng đầu năm nay, GDP chỉ tăng 2,12%, thấp nhất trong một thập kỷ.
Tăng trưởng GDP năm 2020 được dự báo chỉ đạt 1,8% do tiêu thụ nội địa, nhu cầu bên ngoài thấp hơn đáng kể so với dự kiến trước đó, theo Ngân hàng phát triển châu Á.
Đó là nhận định của TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 trước những ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19.
Biến đổi khí hậu sẽ gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho khu vực châu Á, ước tính khoảng từ 8 – 13% tổng GDP của khu vực này cho đến năm 2050.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.