Phát triển bền vững
Xanh hóa doanh nghiệp sản xuất trong kỷ nguyên BANI
Xanh hóa doanh nghiệp sản xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế là việc quan trọng để có thể tận dụng các cơ hội, lợi ích từ nguồn vốn đầu tư xanh.
Luật chơi ngày càng siết chặt
Thị trường và xã hội yêu cầu ngày càng cao về sứ mệnh bền vững của các doanh nghiệp. Bà Nguyễn Hương Quỳnh, Giám đốc điều hành của BambuUP cho biết, có 3 trong số 10 xu hướng lớn của thế giới đang gắn kết mật thiết với câu chuyện tác động bền vững tới môi trường - khí hậu, bao gồm: biến đổi khí hậu, hành động khí hậu toàn cầu, năng lượng tái tạo và xe điện.
“Điều này buộc doanh nghiệp cần tập trung xây dựng lộ trình chuyển đổi xanh”, bà Quỳnh nói trong sự kiện "Đổi mới sáng tạo xanh cho nhà máy và khu công nghiệp: thuận dòng để phát triển bền vững" do Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM và BambuUP tổ chức.
Theo nghiên cứu của Grand View Research, quy mô thị trường công nghệ xanh và bền vững toàn cầu dự kiến sẽ đạt 79,65 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 22,7%.
Chuyển đổi xanh cần phải trở thành một chiến lược cấp thiết để các doanh nghiệp sản xuất nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư xanh và đảm bảo các tác động bền vững trong một thế giới BANI (khó đoán, mong manh, phi tuyến tính) khó lường.
Ông Trần Anh Đông, Giám đốc CAS-Energy cũng nhấn mạnh, các khu công nghiệp sinh thái đóng vai trò quan trọng để Việt Nam tham gia và cạnh tranh hiệu quả vào thị trường toàn cầu khi 'luật chơi sản xuất xanh - xuất khẩu xanh' ngày càng siết chặt.
Việc xanh hóa doanh nghiệp sản xuất bị vào thế khó ở nhiều mặt như tài chính, nguồn lực, chính sách hỗ trợ, nhất là trong giai đoạn khởi tạo và vận hành.
Tuy nhiên, dẫn một khảo sát sơ bộ của Liên chi hội Bất động sản công nghiệp Việt Nam (VIREA), ông Trần Thiên Long, Phó Chủ tịch thường trực VIREA cho biết, có đến 50% doanh nghiệp được hỏi chưa biết về khái niệm khu công nghiệp/nhà máy phát triển bền vững.
Nhà máy xanh là nhà máy được trang bị các quy trình thiết kế và sản xuất thân thiện với môi trường giúp cải thiện hiệu quả phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường và tiêu thụ năng lượng.
Khu công nghiệp xanh là khu công nghiệp thân thiện với môi trường, sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và giúp cho các điều kiện tự nhiên của môi trường tốt hơn. Trong toàn bộ quá trình sản xuất, khu công nghiệp sẽ giảm thiểu tối đa tác động xấu tới môi trường.
Ngoài ra, khu công nghiệp xanh còn bao hàm cả việc tái sử dụng các chất thải, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng và nguồn tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, gỗ tự nhiên...), hạn chế sử dụng hóa chất độc hại (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bảo quản thực phẩm...) bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến để khắc phục và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Theo ông Long, nhiều vấn đề đang ảnh hưởng đến quá trình xanh hóa doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam bao gồm: thiếu quy định cuối cùng, minh bạch; khó khăn trong việc đưa ESG vào khuôn khổ doanh nghiệp hiện có; doanh nghiệp thiếu kiến thức, năng lực; chất lượng công bố thông tin và nhận thức của đối tác về các yếu tố ESG thấp.
Ông Đông bổ sung, khó tiếp cận nguồn vốn, đòi hỏi nhiều nhân lực chất lượng cao và tự động hóa, khó khăn trong vận hành để đảm bảo duy trì lâu dài và ổn định, thiếu chính sách hỗ trợ đầu tư xanh cho doanh nghiệp cũng là thế khó để xanh hóa doanh nghiệp sản xuất.
Làm chủ cuộc chơi
Nói về các điển hình trong xanh hóa doanh nghiệp sản xuất, đại diện VIREA đánh giá cao các khu công nghiệp như Unilever Củ Chi, nhà máy sản xuất thép BlueScope, nhà máy dược Savipharm, khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền.
Theo Báo cáo của Chương trình Khu công nghiệp sinh thái toàn cầu (GEIPP), có ít nhất 20% doanh nghiệp áp dụng các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn để cải thiện và nâng cao hiệu quả sản xuất, áp dụng công nghệ để giảm thiểu chất thải và chất gây ô nhiễm.
Ít nhất một liên kết cộng sinh được thực hiện và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng. Diện tích dành cho các khu kỹ thuật và hạ tầng xã hội dùng chung trong khu công nghiệp đạt 25% trong quy hoạch xây dựng khu công nghiệp…
Theo bà Quỳnh, trên thế giới hiện nay, có 5 xu hướng chuyển đổi sản xuất xanh, bao gồm: tối ưu hóa năng lượng, sản xuất sản phẩm bền vững, giảm thiểu rác thải và tái chế, tăng cường công nghệ thông minh, tiếp cận sản xuất tinh gọn.
Trên hành trình thuận dòng phát triển kinh tế bền vững của nhiều quốc gia trên thế giới, dòng vốn FDI, đầu tư tài chính thế hệ mới dần tập trung vào các doanh nghiệp, nhà máy và khu công nghiệp xanh.
Ông Vũ Trung Kiên, Giám đốc công ty NRG – Tan Nguyen JSC và Quản lý dự án SETS cho biết, từ năm 2021, nhu cầu về tín chỉ carbon đã tăng đột biến, dự báo đạt từ 8.000 đến 13.000 MTCO2e (triệu tấn CO2 tương đương) mỗi năm. Song song đó, nguồn cung cũng được dự báo sẽ tăng lên khoảng 8.000 MTCO2e mỗi năm để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao.
Kiểm kê khí nhà kính được gợi ý là bước đầu tiên để doanh nghiệp đánh giá lượng khí thải và xây dựng lộ trình giảm phát thải. Công nghệ xanh cung cấp các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu khí thải, trong khi tài chính xanh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào các công nghệ này, tạo nên một vòng tròn phát triển bền vững.
Để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, ông Long nhấn mạnh 8 việc các nhà máy, khu công nghiệp cần làm đến năm 2030.
Một là tăng công suất điện năng lượng mặt trời và điện gió gấp 13,5 lần lên 500 gigawatt. Hai là loại bỏ điện năng từ than. Ba là duy trì công suất phát điện từ khí tự nhiên để đảm bảo độ tin cậy. Bốn là tăng tỷ lệ sử dụng phương tiện giao thông, vận tải không phát thải lên 50%.
Năm là tăng lượng máy bơm nhiệt lên 50%. Sáu là tất cả tòa nhà, thiết bị mới đều đáp ứng nghiêm ngặt các chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng. Bảy là nghiên cứu về cách thu hồi carbon và nhiên liệu trung hòa carbon. Tám là xây dựng hệ thống truyền tải điện và hệ thống dẫn khí CO2, khí gas hydrogen.
Mô hình 'tiệm cận' kinh tế tuần hoàn tại khu công nghiệp Nam Cầu Kiền
Hiệu quả kinh doanh khu công nghiệp ngược kỳ vọng
Sự phân hóa về kết quả kinh doanh là khá rõ nét sau kỳ công bố báo cáo tài chính bán niên của các công ty, trong đó, các doanh nghiệp khu vực phía Nam phần nào chiếm ưu thế với số liệu tích cực hơn.
Khu công nghiệp trước áp lực 'xanh'
Các khu công nghiệp buộc phải đầu tư theo hướng chuẩn xanh hoặc chuyển đổi xanh nếu không muốn đánh mất lợi thế cạnh tranh hoặc tụt hậu so với đối thủ.
Khu công nghiệp: Cuộc đua số lượng?
Tình trạng phân bổ chỉ tiêu đất dàn trải để đề xuất nhiều dự án cùng lúc, lượng dự án xin chấp thuận chủ trương tăng đột biến sau khi quy hoạch tỉnh được ban hành, đang diễn ra tại một số địa phương.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.