Phát triển bền vững

Mô hình 'tiệm cận' kinh tế tuần hoàn tại khu công nghiệp Nam Cầu Kiền

Phạm Sơn Thứ hai, 04/07/2022 - 11:34

Thay vì tốn tiền xử lý rác thải phát sinh, nhiều nhà máy trong khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền đã thu lợi nhuận từ việc bán chính những loại rác thải đó làm đầu vào sản xuất nguyên vật liệu thứ cấp.

Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền mang hình hài của một công viên sinh thái.

Sinh thái – tuần hoàn – năng lượng mặt trời

Đến thăm khu công nghiệp Nam Cầu Kiền tại huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, nếu không được giới thiệu, có lẽ chẳng ai nghĩ rằng đây mà một khu công nghiệp. Không có những lô cốt sắt thép đồ sộ, không có những ống xi măng nhả khói ngày đêm hay dòng nước thải đen kịt bốc mùi khó chịu, Nam Cầu Kiền được phủ bởi cây xanh, với những ao nuôi cá koi bằng nước thải đã qua xử lý.

Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Shinec - chủ dự án khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, cho biết, ngay từ khi bắt đầu xây dựng vào năm 2008, Nam Cầu Kiền đã được định hướng trở thành khu công nghiệp xanh, thông qua việc trồng thật nhiều cây xanh, xây dựng hệ thống hạ tầng phụ trợ xử lý phát thải, thu hút các nhà đầu tư tổng hợp chứ không chuyên biệt để có thể tận dụng phụ phẩm, phế thải của nhau làm đầu vào cho sản xuất.

Đến năm 2018, Nghị định 82 quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế được ban hành, có đưa ra khái niệm khu công nghiệp sinh thái. Nam Cầu Kiền tiếp tục định hướng phát triển thành khu công nghiệp sinh thái.

Tính đến nay, dù nghị định 82 chưa có thông tư hướng dẫn nhưng về cơ bản, khu công nghiệp Nam Cầu Kiền đã đạt được đủ 8 tiêu chí cho một khu công nghiệp sinh thái, trong đó một số tiêu chí còn được thực hiện vượt quá so với nghị định.

Nói về khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, ông Điệp khẳng định, đây là công trình “sáng tạo đầu tiên, sáng tạo duy nhất và mang đầy tính mạo hiểm”, bởi tiên phong áp dụng kinh tế tuần hoàn, một khái niệm mới xuất hiện và mới được luật hóa tại Luật Bảo vệ môi trường 2020. Với năng lực xử lý rác thải khép kín, ông Điệp tự hào khẳng định, Nam Cầu Kiền đang "tiệm cận" với mô hình kinh tế tuần hoàn.

Đồng thời, Nam Cầu Kiền cũng tiên phong xây dựng và lắp đặt hệ thống điện mặt trời dùng cho cả khu công nghiệp. Nói cách khác, Nam Cầu Kiền là khu công nghiệp sinh thái áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, một sự kết hợp chưa ai dám tưởng tượng ra, ngoài vị doanh nhân đất Cảng Phạm Hồng Điệp.

Bền vững vì lợi ích

Trong kinh doanh, sự khác biệt về văn hóa không phải là vấn đề nhỏ. Một số doanh nghiệp đến từ những quốc gia khác nhau, có xuất phát điểm văn hóa khác nhau nên việc hợp tác, liên kết dường như là điều không thể.

Thế nhưng “điều không thể” đó lại trở nên có thể ở Nam Cầu Kiền, khi các doanh nghiệp đến từ 7 quốc gia, với 7 văn hóa, 7 tập quán kinh doanh khác biệt đã đồng ý liên kết với nhau tạo thành cộng đồng doanh nghiệp tuần hoàn với 3 mô hình cộng sinh công nghiệp cho 3 ngành là luyện kim – cơ khí; nhựa và ngành phụ trợ điện.

Mô hình 'tiệm cận' kinh tế tuần hoàn tại khu công nghiệp Nam Cầu Kiền
Ông Phạm Hồng Điệp trò chuyện với cộng đồng doanh nghiệp tại Khóa đào tạo Xây dựng năng lực Kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp. Ảnh: Kinh tế môi trường

“Chất kết dính” của nhóm doanh nghiệp này là lý tưởng kinh doanh gắn liền trách nhiệm với xã hội, môi trường và cộng đồng, cộng với những lợi ích rất đỗi thiết thực do mô hình kinh tế tuần hoàn, cộng sinh cộng nghiệp đem lại.

Chủ tịch Shinec lấy ví dụ về ngành thép. Trước đây, doanh nghiệp sản xuất thép phải bỏ ra 5 triệu đồng để xử lý mỗi tấn xỉ thép. Từ khi áp dụng mô hình cộng sinh, xỉ thép được mua lại với giá 5 triệu đồng. Xỉ thép được các đơn vị khác mua về để sản xuất thép nhiễm từ, nghiền ra để lấy quặng sắt hay tách các kim loại tạp chất như đồng, chì, nhôm, kẽm.

Một ví dụ khác là khói bụi của ngành thép, được xếp vào loại nguy hại, mỗi tấn mất khoảng 17 triệu đồng để xử lý. Tuy nhiên, tại Nam Cầu Kiền, 1 tấn khói bụi đó bán được với hàng chục triệu đồng cho một đơn vị chuyên thu hồi, xử lý khói bụi thải để lọc ra các chất vi lượng.

Vậy là với mô hình cộng sinh công nghiệp theo hướng tuần hoàn, doanh nghiệp tại khu công nghiệp Nam Cầu Kiền đã thu được nguồn lợi lớn từ việc khai thác chính những phế liệu, phế thải, những món “của nợ” trước đây phải tốn nhiều tiền để xử lý.

Điều đặc biệt là những doanh nghiệp tham gia vào khu công nghiệp Nam Cầu Kiền không phải đáp ứng bất kỳ một tiêu chí, điều kiện đặc biệt nào. Ông Điệp cho biết, khi doanh nghiệp tìm đến với Nam Cầu Kiền, ông sẽ trực tiếp tư vấn cho doanh nghiệp thấy được lợi ích của sản xuất xanh, lợi ích khi tham gia cộng đồng doanh nghiệp xanh và tư vấn cho doanh nghiệp cách để chuyển đổi mô hình sản xuất.

Như vậy, tất cả doanh nghiệp trong hệ sinh thái cộng sinh tại Nam Cầu Kiền đang triển khai những mô hình bền vững một cách thiết thực nhất, xuất phát điểm từ lợi ích và đem lại giá trị hữu hình, chứ không chỉ là những lời hô hào, khẩu hiệu.

“Doanh nhân Việt Nam cũng làm được kinh tế tuần hoàn”

Mô hình 'tiệm cận' kinh tế tuần hoàn tại khu công nghiệp Nam Cầu Kiền 1
Thông điệp của doanh nhân Phạm Hồng Điệp

Thực tế, để xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái, tuần hoàn tại Nam Cầu Kiền, ông Điệp cho biết đã phải tiêu tốn chi phí gấp khoảng 1,2 – 1,3 lần. “Chúng tôi phải cắt máu, phải chấp nhận cuộc chơi, phải giảm bớt lợi ích kinh tế để đạt được tiêu chí về môi trường và xã hội”, ông Điệp cho biết.

Trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch Shinec tiết lộ, một lý do khiến ông quyết định “chơi lớn”, tiên phong xây dựng khu công nghiệp sinh thái, tuần hoàn đầu tiên tại Việt Nam, xuất phát từ chính đam mê về môi trường và phát triển bền vững.

Là doanh nhân, luật sư nhưng ít ai biết, bản thân ông Điệp cũng là một nhà nghiên cứu môi trường chuyên nghiệp, đã tự bỏ tiền ra làm đề tài nghiên cứu cấp bộ về bảo vệ môi trường, với lý do “muốn chứng minh là doanh nhân Việt Nam cũng tự làm được kinh tế tuần hoàn”.

Tư tưởng phát triển bền vững lại càng được vị doanh nhân đất Cảng quyết tâm theo đuổi sau khi nhận được bức thư gửi từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bởi nghe tin về một doanh nhân – tức ông Điệp - nhận được 3 giải thưởng về môi trường. 

Tôi rất vui mừng khi được biết trong số những doanh nhân Việt Nam hôm nay có những người không chỉ biết làm giàu cho bản thân, cho đất nước mà còn có những đóng góp đáng kể vào hoạt động bảo vệ và phát triển bền vững. Đây là điều cần được nhân rộng và được sự đồng thuận của cơ quan chức năng trước một vấn đề nóng bỏng của thời đại trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay

Trích thư gửi Chủ tịch Shinec của Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc sinh thời

Thực tế tại khu công nghiệp Nam Cầu Kiền đã chứng minh tư duy, tư tưởng về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững của ông Điệp là đúng đắn và khả thi. “Nhà đầu tư trong khu công nghiệp năm nào cũng “vui như tết” thì có tiền, nhà tái chế có tiền, người xả thải cũng kiếm được lợi nhuận”.

Niềm vui của nhà đầu tư lại biến thành động lực để ông Điệp tiếp tục triển khai những hoạt động hướng tới kinh tế tuần hoàn tại khu công nghiệp Nam Cầu Kiền. Đó là việc xây dựng Trung tâm Truyền thông môi trường Nam Cầu Kiền, chuyên tổ chức những khóa học hướng tới các đối tượng là học sinh từ bậc tiểu học, sinh viên đại học, cao đẳng, cho tới những nhà lãnh đạo, nhà quản lý doanh nghiệp.

Một hoạt động khác được khu công nghiệp Nam Cầu Kiền hướng đến là xây dựng mô hình cộng sinh thứ 4, là mô hình cộng sinh năng lượng sạch. Hướng tới mục tiêu trung hòa phát thải carbon tại khu công nghiệp vào năm 2030, Nam Cầu Kiền mong muốn phủ 100% mái nhà bằng tấm pin năng lượng mặt trời nếu cơ chế, chính sách thông thoáng hơn đối với điện mặt trời áp mái.

Nhìn lại hơn 10 năm hành trình tiên phong bền vững với những thành quả đáng ghi nhận và khích lệ, ông Điệp kỳ vọng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ, hợp tác từ phía những doanh nghiệp, nhà đầu tư có chung tầm nhìn về kinh tế tuần hoàn, đồng thời lan tỏa mô hình Nam Cầu Kiền tới rộng khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước.

UDNP: 4 khía cạnh định hình con đường tới kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

UDNP: 4 khía cạnh định hình con đường tới kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Leader talk -  2 năm

Thúc đẩy thành phố và đô thị thông minh, tuần hoàn là một trong những khuyến nghị đáng chú ý, khi giao thông vận tải xanh sẽ giúp giảm ô nhiễm và cải thiện chất lượng cuộc sống.

“Ông Vinh bền vững” lý giải vì sao cần có luật riêng về kinh tế tuần hoàn

“Ông Vinh bền vững” lý giải vì sao cần có luật riêng về kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  2 năm

Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Phó chủ tịch chuyên trách Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), kinh tế tuần hoàn sẽ là tương lai của nền kinh tế. Bên cạnh sự chủ động sáng tạo từ doanh nghiệp, cần có một luật riêng để tạo môi trường pháp lý cho kinh tế tuần hoàn phát triển.

Kinh tế tuần hoàn đóng góp cho cam kết COP26 như thế nào?

Kinh tế tuần hoàn đóng góp cho cam kết COP26 như thế nào?

Phát triển bền vững -  2 năm

Cùng với chuyển đổi sang năng lượng sạch, kinh tế tuần hoàn là giải pháp cấp thiết để thực hiện hóa cam kết trung hòa carbon.

Các dự án kinh tế tuần hoàn là ‘chìa khóa’ để tiết kiệm năng lượng

Các dự án kinh tế tuần hoàn là ‘chìa khóa’ để tiết kiệm năng lượng

Phát triển bền vững -  2 năm

Đến năm 2030, các dự án kinh tế tuần hoàn trở thành động lực chủ yếu trong giảm tiêu hao năng lượng sơ cấp, có năng lực tự chủ phần lớn hoặc toàn bộ nhu cầu năng lượng dựa trên năng lượng tái tạo.

Thương mại Việt - Pháp trước khi trở thành Đối tác chiến lược toàn diện

Thương mại Việt - Pháp trước khi trở thành Đối tác chiến lược toàn diện

Tiêu điểm -  8 phút

Thương mại song phương Việt - Pháp đang phục hồi chậm, chỉ gần 7% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với bức tranh xuất nhập khẩu chung của Việt Nam

Thanh toán xác thực sinh trắc học lần đầu tiên ra mắt tại Ngày thẻ 2024

Thanh toán xác thực sinh trắc học lần đầu tiên ra mắt tại Ngày thẻ 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  32 phút

PVcomBank ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lần thứ tư tham gia sự kiện Sóng Festival với công nghệ thanh toán xác thực sinh trắc học Smile Pay.

Ericsson muốn đào tạo nhân tài trẻ trong ngành viễn thông

Ericsson muốn đào tạo nhân tài trẻ trong ngành viễn thông

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Chương trình đào tạo của Ericsson sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết về công nghệ 5G, Cloud và AI bắt kịp xu hướng ngành viễn thông.

Startup sinh viên chăm sóc tinh thần cho các ông chủ doanh nghiệp

Startup sinh viên chăm sóc tinh thần cho các ông chủ doanh nghiệp

Doanh nghiệp -  4 giờ

Dù chỉ mới là sinh viên năm ba đại học, nhưng ban điều hành startup MSE đã nhận được vốn đầu tư thông qua việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các doanh nghiệp.

EU, Anh đề xuất Việt Nam đưa ra khung quy định chuyển dịch năng lượng

EU, Anh đề xuất Việt Nam đưa ra khung quy định chuyển dịch năng lượng

Phát triển bền vững -  5 giờ

Việt Nam sẽ nhận được hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ và nguồn lực cần thiết để chuyển dịch năng lượng theo hướng bền vững.

Để truyền thông nội bộ không chỉ là ‘cái loa’

Để truyền thông nội bộ không chỉ là ‘cái loa’

Diễn đàn quản trị -  5 giờ

Để khẳng định giá trị của mình, những người làm truyền thông nội bộ cần phải thể hiện được những đóng góp thiết thực cho sự phát triển của doanh nghiệp.

JCI Khanhhoa với sứ mệnh phát triển lãnh đạo trẻ

JCI Khanhhoa với sứ mệnh phát triển lãnh đạo trẻ

Diễn đàn quản trị -  6 giờ

JCI Khanhhoa không chỉ là nơi để phát triển kinh doanh mà còn là môi trường giúp các doanh nhân trẻ trở nên chuyên nghiệp, có kỹ năng quản lý dự án và lãnh đạo.