Mua bán sáp nhập là một trong những biện pháp mang lại hiệu suất kinh doanh cao hơn cho doanh nghiệp nếu có chiến lược đúng.
Cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Các biện pháp kiểm soát, cắt giảm chi phí được các doanh nghiệp thực hiện ngay cả với các khoản đầu tư vốn.
Tuy nhiên, các chuyên gia về mua bán sáp nhập (M&A) cho rằng, khủng hoảng dịch bệnh gây nên nhiều thiệt hại nhưng cũng lại chính là thời cơ cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư nếu có tiềm lực.
Ngược lại, với các doanh nghiệp đang tồn tại những khó khăn, đây cũng là cơ hội để tái cơ cấu toàn diện bộ máy nhằm tối ưu hóa chi phí hoạt động, thoái vốn hoặc bán lại những dự án hợp tác đầu tư tiêu tốn ngân sách…
Theo chuyên gia tư vấn tài chính Phạm Xuân Anh, Giám đốc khối ngân hàng đầu tư Công ty CP Chứng khoán MB, mua bán và sáp nhập là một công cụ hiệu quả để tái cơ cấu doanh nghiệp; một cách thức để doanh nghiệp mở rộng hoặc thu hẹp, phát triển hoạt động kinh doanh của mình trong nỗ lực tạo ra các giá trị lớn hơn cho cổ đông; quản trị và giảm thiểu rủi ro.
Tuy nhiên, hoạt động M&A ở Việt Nam hiện nay vẫn còn gặp phải một số vấn đề vướng mắc ở cả giai đoạn trước, trong và sau giao dịch; lý do xuất phát từ chính doanh nghiệp cũng như các vấn đề về pháp lý.
Trong bối cảnh đó, Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) tổ chức chương trình Cafe quản trị tháng 6/2020 với chủ đề: Xu hướng M&A với các tác động từ dịch bệnh và khẩu vị đầu tư.
Chương trình diễn ra sáng ngày 13/6/2020, được thực hiện trực tiếp (offline) kết hợp phát trực tiếp trên TheLEADER (https://theleader.vn/) và hệ thống nền tảng trực tuyến của các tổ chức thành viên của VACD tới 2.000 hội viên cùng cộng đồng các doanh nghiệp quan tâm.
Diễn giả chính của tọa đàm là ông Phạm Xuân Anh - Giám đốc khối ngân hàng đầu tư Công ty CP Chứng khoán MB. Ông Xuân Anh là chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, tài chính; đã trực tiếp tham gia và phụ trách chuyên môn nhiều chương trình phân tích, rà soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các dự án tái cấu trúc và huy động vốn cổ phần, tư vấn phát hành trái phiếu cho các tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Ông cũng có 6 năm công tác tại cơ quan của Chính phủ Việt Nam, nhóm chuyên trách thuộc Đoàn đàm phán Việt Nam gia nhập WTO.
Các doanh nhân, chuyên gia uy tín trong các lĩnh vực khác cùng tham gia thảo luận gồm: TS. Nguyễn Đức Thuận - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Long Biên, chuyên gia tài chính Nguyễn Ngọc Bách - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn AsiaInvest; chuyên gia thương hiệu Bùi Quý Phong - Giám đốc Công ty thương hiệu Á châu...
Nội dung tọa đàm xoay quanh các vấn đề về xu hướng M&A với các tác động từ dịch bệnh và khẩu vị đầu tư, M&A từ các giao dịch vốn cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước (CPH –IPO-S.I- thoái vốn), M&A từ các giao dịch phát hành riêng lẻ, các vấn đề chính của giao dịch M&A và hậu giao dịch M&A.
Thông qua các hoạt động chia tách và sáp nhập doanh nghiệp, nhiều dự án bất động sản quy mô lớn trở thành các dự án thành phần quy mô nhỏ hơn và do nhiều công ty khác nhau nắm giữ.
Trong nhiều năm trở lại đây, cuộc đua của các nhà đầu tư ngoại vào thị trường M&A Việt Nam chưa bao giờ hết nóng. Nếu 2017 là năm của các nhà đầu tư Thái Lan thì năm nay lại đánh dấu sự khởi sắc của dòng vốn từ Hàn Quốc.
Thành công của thương vụ hợp nhất lớn nhất trong lịch sử ngành công nghệ giữa Dell và EMC không chỉ là sự hình thành của một tổ chức khổng lồ 140.000 nhân viên và định giá 74 tỷ USD mà còn là một đại gia đình doanh nghiệp độc đáo nơi không có khái niệm “tôi là Dell còn anh là EMC”.
Bình Định đang nhận được quan tâm rõ nét của nhiều tập đoàn quốc tế đối với một số lĩnh vực chủ lực như công nghiệp năng lượng hay bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch.
Tổng thống Donald Trump vừa hạ mức thuế quan mới đối với hàng nhập khẩu từ hầu hết các đối tác thương mại của Hoa Kỳ xuống còn 10% trong 90 ngày để cho phép đàm phán thương mại.
Khi ngay cả những doanh nghiệp lớn còn vấp váp trên hành trình xanh, con đường vào thị trường carbon với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng thêm gập ghềnh.
Bình Định đang nhận được quan tâm rõ nét của nhiều tập đoàn quốc tế đối với một số lĩnh vực chủ lực như công nghiệp năng lượng hay bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch.
Sở hữu không gian thương mại tinh tế, sang trọng với những đặc quyền được “may đo” cho giới tinh hoa, Elite Boutique hứa hẹn là mô hình kinh doanh “hái ra tiền” trong bối cảnh các khách hàng thượng lưu ngày càng chú trọng đến các trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa.