Mua bán sáp nhập là một trong những biện pháp mang lại hiệu suất kinh doanh cao hơn cho doanh nghiệp nếu có chiến lược đúng.
Cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Các biện pháp kiểm soát, cắt giảm chi phí được các doanh nghiệp thực hiện ngay cả với các khoản đầu tư vốn.
Tuy nhiên, các chuyên gia về mua bán sáp nhập (M&A) cho rằng, khủng hoảng dịch bệnh gây nên nhiều thiệt hại nhưng cũng lại chính là thời cơ cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư nếu có tiềm lực.
Ngược lại, với các doanh nghiệp đang tồn tại những khó khăn, đây cũng là cơ hội để tái cơ cấu toàn diện bộ máy nhằm tối ưu hóa chi phí hoạt động, thoái vốn hoặc bán lại những dự án hợp tác đầu tư tiêu tốn ngân sách…
Theo chuyên gia tư vấn tài chính Phạm Xuân Anh, Giám đốc khối ngân hàng đầu tư Công ty CP Chứng khoán MB, mua bán và sáp nhập là một công cụ hiệu quả để tái cơ cấu doanh nghiệp; một cách thức để doanh nghiệp mở rộng hoặc thu hẹp, phát triển hoạt động kinh doanh của mình trong nỗ lực tạo ra các giá trị lớn hơn cho cổ đông; quản trị và giảm thiểu rủi ro.
Tuy nhiên, hoạt động M&A ở Việt Nam hiện nay vẫn còn gặp phải một số vấn đề vướng mắc ở cả giai đoạn trước, trong và sau giao dịch; lý do xuất phát từ chính doanh nghiệp cũng như các vấn đề về pháp lý.
Trong bối cảnh đó, Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) tổ chức chương trình Cafe quản trị tháng 6/2020 với chủ đề: Xu hướng M&A với các tác động từ dịch bệnh và khẩu vị đầu tư.
Chương trình diễn ra sáng ngày 13/6/2020, được thực hiện trực tiếp (offline) kết hợp phát trực tiếp trên TheLEADER (https://theleader.vn/) và hệ thống nền tảng trực tuyến của các tổ chức thành viên của VACD tới 2.000 hội viên cùng cộng đồng các doanh nghiệp quan tâm.
Diễn giả chính của tọa đàm là ông Phạm Xuân Anh - Giám đốc khối ngân hàng đầu tư Công ty CP Chứng khoán MB. Ông Xuân Anh là chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, tài chính; đã trực tiếp tham gia và phụ trách chuyên môn nhiều chương trình phân tích, rà soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các dự án tái cấu trúc và huy động vốn cổ phần, tư vấn phát hành trái phiếu cho các tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Ông cũng có 6 năm công tác tại cơ quan của Chính phủ Việt Nam, nhóm chuyên trách thuộc Đoàn đàm phán Việt Nam gia nhập WTO.
Các doanh nhân, chuyên gia uy tín trong các lĩnh vực khác cùng tham gia thảo luận gồm: TS. Nguyễn Đức Thuận - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Long Biên, chuyên gia tài chính Nguyễn Ngọc Bách - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn AsiaInvest; chuyên gia thương hiệu Bùi Quý Phong - Giám đốc Công ty thương hiệu Á châu...
Nội dung tọa đàm xoay quanh các vấn đề về xu hướng M&A với các tác động từ dịch bệnh và khẩu vị đầu tư, M&A từ các giao dịch vốn cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước (CPH –IPO-S.I- thoái vốn), M&A từ các giao dịch phát hành riêng lẻ, các vấn đề chính của giao dịch M&A và hậu giao dịch M&A.
Thông qua các hoạt động chia tách và sáp nhập doanh nghiệp, nhiều dự án bất động sản quy mô lớn trở thành các dự án thành phần quy mô nhỏ hơn và do nhiều công ty khác nhau nắm giữ.
Trong nhiều năm trở lại đây, cuộc đua của các nhà đầu tư ngoại vào thị trường M&A Việt Nam chưa bao giờ hết nóng. Nếu 2017 là năm của các nhà đầu tư Thái Lan thì năm nay lại đánh dấu sự khởi sắc của dòng vốn từ Hàn Quốc.
Thành công của thương vụ hợp nhất lớn nhất trong lịch sử ngành công nghệ giữa Dell và EMC không chỉ là sự hình thành của một tổ chức khổng lồ 140.000 nhân viên và định giá 74 tỷ USD mà còn là một đại gia đình doanh nghiệp độc đáo nơi không có khái niệm “tôi là Dell còn anh là EMC”.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.