Bất động sản
Xu hướng nào cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng 2020?
Một hình thức được nhiều khách du lịch quốc tế hiện nay ưa chuộng là hình thức du lịch kết hợp kết hợp với trải nghiệm chăm sóc sức khỏe và cân bằng cảm xúc trong tâm hồn đang là chủ đề được truyền thông ca ngợi và các blogger hưởng ứng.
.jpeg)
Dù được đánh giá là có nhiều thách thức trong năm 2020, tuy nhiên, theo các chuyên gia, dư địa cho bất động sản nghỉ dưỡng vẫn còn rất lớn nhờ vào tốc độ tăng trưởng của khách du lịch trong nước và quốc tế.
Việt Nam vẫn là điểm đến tuyệt vời
Năm 2019 tiếp tục là một năm bùng nổ của ngành du lịch Việt Nam với lượng khách quốc tế vượt mốc 18 triệu lượt, tăng 16,2% so với năm trước.
Con số kỷ lục này cho thấy Việt Nam vẫn tiếp tục được đánh giá cao trong con mắt của du khách quốc tế nhờ vào nền tảng chính trị ổn định cùng tiềm năng từ các kỳ quan thiên nhiên và lợi thế vùng biển kéo dài.
Trong giai đoạn vừa qua, ngoài các thị trường nghỉ dưỡng truyền thống như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, trên bản đồ du lịch Việt Nam đã có thêm nhiều vùng đất mới nổi như Bình Định, Phan Thiết.
Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút mạnh dòng khách du lịch, là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách quốc tế cao nhất thế giới. Năm 2018 tổng thu từ du lịch đạt 620.000 tỷ đồng (chiếm 8% GDP).
Tính đến 11 tháng đầu năm 2019, tổng thu từ khách du lịch đạt 649.000 tỷ đồng, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2018. Cũng theo số liệu Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 12 tỷ USD, trong đó dịch vụ du lịch đạt 8,4 tỷ USD (chiếm 70,2% tổng kim ngạch), tăng 11%.

Theo đánh giá của ông Michael Paul Piro, Giám đốc điều hành Indochina Capital, sự cải thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch luôn là một trong những mảng đầu tư được ưu tiên của Việt Nam đã là tiền đề tạo sức bật cho nhiều thành phố du lịch trong giai đoạn vừa qua. Đây được xem là cơ sở nền tảng cho bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục bứt phá trong thời gian tới.
Đặc biệt, trong bối cảnh du khách cả trong và ngoài nước ngày càng khắt khe trong yêu cầu về nơi ăn, chốn ở nghỉ dưỡng được xem là đòn bẩy kích thích sự phát triển bền vững cho phân khúc bất động sản du lịch trong dài hạn.
Ghi nhận thực tế của đầu tư bất động sản hiện nay, dù đã gia tăng khá mạnh trong những năm vừa qua, nhưng thực tế các sản phẩm bất động sản du lịch của Việt Nam hiện nay vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu và thị hiếu của du khách, đặc biệt là dòng khách quốc tế hướng đến du lịch trải nghiệm. Mức chi tiêu của khách du lịch đến Việt Nam vẫn còn thua xa với các nước. Khách quốc tế đến Việt Nam chi tiêu 96 USD/ngày nhưng ở Singapore là 330 USD/ngày, ở Thái Lan là 115 USD/ngày.
Do đó, theo ông Trương Xuân Quý, Giám đốc kinh doanh Tập đoàn Flamingo, trong năm 2020, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng vẫn là kênh đầu tư có nhiều điểm sáng. So với tiềm năng thực tế thì mức độ khai thác vẫn chưa nhiều và còn triển vọng ở tương lai. Nhu cầu thị trường du lịch thế giới đến Việt Nam là vẫn có, do đó câu chuyện sắp tới sẽ là sự bùng nổ của những sản phẩm độc đáo kết hợp các xu hướng mới vào dự án trong tương lai.
Mở đường xu hướng bất động sản mới
Sự sụt giảm nguồn cung mới tại các thị trường truyền thống đi song song với việc mở rộng tại các thị trường mới nổi trong năm 2019, đặc biệt là những địa phương có kết nối thuận tiện với những thị trường trọng điểm như Bà Rịa-Vũng Tàu (gần TP. Hồ Chí Minh), Quảng Nam (gần Đà Nẵng), Bình Thuận (4,5 tiếng lái xe từ TP. Hồ Chí Minh), Hạ Long (2,5 tiếng lái xe từ Hà Nội, cải thiện đáng kể nhờ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long). Một số dự án nổi bật trong thời gian gần đây có thể kể đến Royal Park FLC Hạ Long, Malibu Hội An, NovaHills Mũi Né, NovaWorld Hồ Tràm,...
Theo ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng tư vấn du lịch quốc gia (TAB), thành viên Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), bên cạnh việc mở rộng tại những vị trí địa lý mới, các chủ đầu tư còn tích cực trong việc phát triển các sản phẩm bất động sản du lịch mới. Trong đó, yêu cầu đổi mới, tạo trải nghiệm trong thiết kế các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng được các chủ đầu tư đặc biệt quan tâm nhằm hướng tới đa trải nghiệm cho du khách và tạo ra "dấu ấn riêng" mang đến những giá trị thật cho nhà đầu tư.

Đồng quan điểm, ông Phùng Chu Cường, Tổng giám đốc Phú Long, nhà phát triển dự án L’Alyana Senses World Phú Quốc cho rằng, đổi mới, tạo trải nghiệm trong thiết kế các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng cũng được đặc biệt quan tâm. Để đảm bảo tính bền vững, thiết kế cho dự án nghỉ dưỡng cần có sự hòa hợp với các yếu tố tự nhiên và văn hóa bản địa. Xu hướng thiết kế xanh, kiến trúc bền vững đặc biệt được chú trọng trong xây dựng các dự án nghỉ dưỡng.
Chẳng hạn, một hình thức được nhiều khách du lịch quốc tế hiện nay ưa chuộng là hình thức du lịch kết hợp kết hợp với trải nghiệm chăm sóc sức khỏe và cân bằng cảm xúc trong tâm hồn đang là chủ đề được truyền thông ca ngợi và các blogger hưởng ứng.
Các quốc gia đi đầu về mô hình này phải kể đến Nhật Bản với hình thức tắm onsen tạo nên thương hiệu du lịch nghỉ dưỡng của xứ sở Phù Tang, tắm đá muối tại Hàn Quốc, các tour du lịch kết hợp thiền định và Yoga tại Ấn Độ…
"Cảnh quan thiên nhiên vượt trội, hệ thống khách sạn và resort cao cấp nở rộ ở các điểm đến nổi tiếng là cơ hội để Việt Nam khai thác loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe. Đơn cử như Phú Quốc, nhiều chuyên gia nhận định, sức hấp dẫn về du lịch cũng như đầu tư bất động sản đến từ đường bờ biển dài 150km, thiên nhiên phong phú, thời tiết thuận lợi cho hoạt động du lịch quanh năm" ông Cường nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Cường cho biết về mục tiêu phát triển dự án L’Alyana Senses World Phú Quốc không chỉ là một điểm đến đa trải nghiệm quy mô rộng lớn để du khách có thể lưu trú dài ngày, mà còn mang đến cho khách hàng một trải nghiệm cao cấp, giải phóng tinh thần, thanh lọc cơ thể, tái tạo năng lượng và khơi nguồn sức sống mới.
Dưới góc nhìn cơ quan quản lý, ông Ngô Hoài Chung, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, điểm nổi bật của du lịch Việt Nam giai đoạn sắp tới là sự vào cuộc mạnh mẽ của các nhà đầu tư tư nhân trong phát triển hạ tầng, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch.
"Cùng với đó là sự quan tâm, cùng vào cuộc của các cấp chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp du lịch, qua đó sẽ tạo dựng lên thêm nhiều sản phẩm đẳng cấp, các điểm đến hấp dẫn, các khu du lịch có thương hiệu mạnh với quy mô, chất lượng và phương thức kinh doanh hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây cũng chính là đòn bẩy tăng trưởng du lịch trong cả nước và địa phương thời gian qua," ông Chung nói.
Thời cơ lớn cho bất động sản du lịch Phú Quốc cất cánh
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Sắp diễn ra Hội thảo Trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam
Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.
Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh
Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.
'Phần thưởng' cho ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Chuyên gia VIS Ratings nhìn nhận, các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có thể tăng trưởng mạnh trong nhiều năm, với tốc độ từ 20-25% mỗi năm.
Hải Phòng đón chờ 'siêu phẩm' AEON Beta Cinema
Dù dự kiến đến quý III/2025 mới chính thức khai trương nhưng Vincom Mega Mall Vũ Yên đang tiếp tục “khuấy đảo” thị trường khi hé lộ thông tin AEON Beta Cinema.
Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu
Chi mạnh cho R&D, GELEX Electric muốn mở rộng thị trường nước ngoài
CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) hôm nay đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 và thông qua nhiều nội dung quan trọng.