Tài chính
Xử lý tài sản xấu ở Sacombank tiến triển chậm
Tốc độ xử lý tài sản xấu của Sacombank có thể bị chậm lại sau khi một trong những tài sản lớn nhất mà ngân hàng mang ra đấu giá tại TP.HCM có nguy cơ tạm dừng và bị thanh tra.
Sacombank là ngân hàng đã đưa tỷ lệ nợ xấu giảm nhanh nhất ngành ngân hàng trong 3 năm qua. Từ mức 6,7% năm 2016, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này đã giảm xuống 2,11% theo báo cáo cuối năm ngoái.
Kết quả này đến từ việc quy mô nợ xấu tuyệt đối của Sacombank giảm đến 3/4 trong 2 năm, từ mức gần 20.000 tỷ đồng xuống còn hơn 5.000 tỷ đồng. Đồng thời tổng dư nợ của ngân hàng cũng đã tăng 28% từ gần 200 nghìn tỷ lên 256 nghìn tỷ.
Các khoản nợ xấu của Sacombank tăng nhanh sau khi ngân hàng này hợp nhất thêm Ngân hàng Phương Nam của ông Trầm Bê năm 2015. Trong 2 năm trở lại đây, Sacombank đã liên tục rao bán các tài sản đảm bảo là bất động sản có liên quan đến ông Bê, người từng là Phó chủ tịch HĐQT của Sacombank trước khi dính vào vòng lao lý.
Cụ thể, ngày 29/12/2017, Sacombank đã bán tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất tại 3 cụm trong khu công nghiệp Đức Hòa III, Long An với giá 9.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, Sacombank chỉ nhận 920 tỷ đồng tiền đặt cọc và 8.280 tỷ đồng còn lại, bên mua được cho phép thanh toán chậm trong vòng 7 năm kể từ ngày ký hợp đồng, ân hạn 2 năm đầu và phí trả chậm là 7,5%/năm.
Như vậy, từ một khoản nợ xấu quy mô lớn phải xử lý tài sản đảm bảo, ngân hàng chuyển sang ghi nhận một khoản phải thu quy mô gần tương đương với thời hạn 7 năm.
Đáng chú ý là danh tính công ty mua được khối tài sản này không được tiết lộ. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Him Lam, doanh nghiệp do ông Dương Công Minh sáng lập được thuê làm dịch vụ đối với tài sản này. Ông Minh hiện cũng là Chủ tịch HĐQT của Sacombank.
Cuối năm ngoái, Sacombank tiếp tục rao bán đấu giá khối tài sản trị giá 7.600 tỷ đồng là quyền tài sản của Khu công nghiệp Phong Phú tại TP.HCM một dự án khác có liên quan đến ông Trầm Bê. Khu công nghiệp này có quy mô 134 ha, đã đền bù được 120 ha nằm tại huyện Bình Chánh, TP.HCM, trên đường Nguyễn Văn Linh, cách Quốc Lộ 1A chỉ 3,7km.
Tuy nhiên, quá trình đấu giá tài sản này của Sacombank gặp nhiều khó khăn. Mới đây UBND TP.HCM có văn bản chỉ đạo thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong việc thực hiện dự án Khu công nghiệp Phong Phú. Đồng thời, dự án đứng trước nguy cơ tạm ngưng tổ chức bán đấu giá trong thời gian thanh tra, xử lý vụ việc.
Với việc được cho phép áp dụng một chính sách hạch toán dự phòng dựa theo năng lực thực tế, hiệu quả hoạt động thông qua con số lợi nhuận hàng năm của Sacombank trở nên khó dự báo.
Thay vào đó, tốc độ xử lý các tài sản xấu là điểm quan trọng nhất tại Sacombank hiện nay. Tuy vậy, theo đánh giá của một công ty chứng khoán, quá trình xử lý nợ xấu tại ngân hàng có rất ít tiến triển. "Tại thời điểm cuối tháng 6/2018, giá trị gộp của các tài sản xấu là 80,68 nghìn tỷ đồng", báo cáo phân tích Sacombank viết. Con số này tương đương khoảng 20% tổng tài sản của ngân hàng.
Khối tài sản xấu này bao gồm các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC, các khoản phải thu hình thành từ việc bán tài sản bảo đảm với điều khoản trả chậm, lãi và phí dự thu...So với thời điểm cuối năm 2016, quy mô tài sản xấu tăng khoảng 10%.
Riêng lãi dự thu của Sacombank tính đến giữa năm 2018 là hơn 20 nghìn tỷ đồng. Phần lớn trong số này được khoanh lại và phân bổ vào chi phí hoạt động của ngân hàng theo năng lực tài chính với thời hạn tối đa là 10 năm.
Mặc dù vậy, các nhà đầu tư cần lưu ý rằng, lãi dự thu bản chất là không có tài sản đảm bảo và khả năng thu hồi là rất thấp. Vì vậy, khi các khoản lãi dự thu đáo hạn mà không thu được có thể trở thành khoản lỗ tối thiểu mà ngân hàng phải chịu.
Đối với các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC, Sacombank cũng được phép trích lập dự phòng theo các văn bản được phê duyệt của NHNN. Các trái phiếu này có thể được gia hạn từ 5 năm thành 10 năm. Theo báo cáo đến giữa năm ngoái, ngân hàng mới dự phòng 2.157 tỷ đồng cho tổng giá trị 42.288 tỷ đồng giá trị trái phiếu đặc biệt VAMC.
Sacombank bán tài sản 7.600 tỷ đồng để xử lý nợ của ai?
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.