Nửa cuối năm, thủy sản sẽ tiếp tục khó khăn
Dự báo trong quý 2 và nửa cuối năm 2024, sự phục hồi của xuất khẩu thủy sản tiếp tục gặp khó do những yếu tố bất định trên thế giới và sự thiếu hụt nguyên liệu trong nước.
Khai thác bền vững sẽ giúp Việt Nam tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu hải sản sang các thị trường lớn, nhưng cũng là bài toán khó cần thêm nhiều nỗ lực.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) mới đây cho biết, cộng đồng doanh nghiệp hải sản gặp nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình hợp tác với các chủ thể của chuỗi sản xuất – xuất khẩu hải sản để có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ xác thực cho mỗi lô hàng.
Những khó khăn này liên quan đến giấy xác nhận nguyên liệu (S/C) tại các tỉnh, dẫn đến việc doanh nghiệp không thể có hồ sơ cần thiết cho việc xuất khẩu các lô hàng hải sản sang châu Âu.
“Đây cũng là thực trạng hạn chế đáng kể việc tiêu thụ nguyên liệu cho ngư dân, cũng như giảm đáng kể các dòng hàng sang EU”, Vasep nhấn mạnh trong công văn gửi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn mới đây.
EU là một trong những thị trường xuất khẩu hải sản, thủy sản hàng đầu của Việt Nam với tổng giá trị khoảng 513 triệu USD trong nửa đầu năm nay, tăng tới 12% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ Vasep.
Đây cũng là thị trường khó tính hàng đầu với nhiều quy định, tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm cũng như về chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Tuy nhiên, việc vượt qua những quy định này giúp ngành thủy sản Việt có chỗ đứng tốt hơn không chỉ tại EU mà còn trên thế giới và phát triển bền vững hơn, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người dân.
Trả lời chất vấn trong phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các giải pháp gỡ “thẻ vàng” IUU, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, giải pháp chủ yếu vẫn là thực hiện tốt các chiến lược đã được phê duyệt.
Trong đó, phát triển thủy sản dựa trên ba trụ cột bao gồm giảm khai thác, tăng nuôi trồng và bảo tồn biển, để đảm bảo trữ lượng thủy sản dành cho thế hệ mai sau.
Ông Hoan cũng cho biết thêm, mặc dù đã giảm khoảng 20.000 chiếc tàu nhưng so với các nước trong khu vực, số lượng tàu của Việt Nam quá nhiều trên vùng biển, ảnh hưởng đến việc phát triển bền vững.
“Thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục chứng minh về những nỗ lực của Việt Nam trong việc tháo gỡ thẻ vàng IUU. Tuy nhiên, cấu trúc ngành thủy sản rời rạc, manh mún, nhỏ lẻ, nhưng chưa có thiết chế thực hiện theo hướng cộng đồng cùng quản lý nguồn lợi thủy sản – đây cũng là nội dung đã được quy định trong luật”, ông Hoan nhấn mạnh.
Theo bộ trưởng, trình độ nhân lực nghề cá còn hạn chế. Vì vậy, thời gian tới, sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo có giải pháp để tăng cường nhận thức cho ngư dân cùng tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Dự báo trong quý 2 và nửa cuối năm 2024, sự phục hồi của xuất khẩu thủy sản tiếp tục gặp khó do những yếu tố bất định trên thế giới và sự thiếu hụt nguyên liệu trong nước.
Giá vốn hàng bán và các chi phí đầu vào biến động đã bào mòn lợi nhuận của các doanh nghiệp thủy sản.
Chỉ hai tháng nữa, phái đoàn thanh tra từ Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tiến hành đợt kiểm tra lần thứ năm để xem xét gỡ thẻ vàng IUU cho thủy sản Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
"Italy in 10 Selfies - 10 kỷ lục tiêu biểu của kinh tế Ý" không chỉ là một tài liệu tự báo cáo mà còn là cầu nối hợp tác doanh nghiệp Việt - Ý.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.