Tiêu điểm
Xuất khẩu sang Australia: 'Cánh cửa lớn nhưng không dễ qua'
Để tận dụng cơ hội gia tăng xuất khẩu sang Australia sau khi hai nước nâng tầm quan hệ, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt cần đặt ưu tiên hàng đầu đối với chất lượng sản phẩm, thay vì giá thành.
Australia vừa trở thành đối tác chiến lược toàn diện thứ 7 của Việt Nam, bên cạnh Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa kỳ.
Quan hệ song phương giữa Việt Nam và Australia được nhận định sẽ sang một chương mới với tầm nhìn mới và cơ hội mới.
Một trong những điểm nhấn trong tuyên bố chung giữa hai nước là hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư thời gian tới sẽ bao trùm, thực chất, hiệu quả hơn, tận dụng các tiềm năng của của hai nền kinh tế có tính bổ trợ cao.
Hai bên sẽ thúc đẩy các biện pháp tiếp cận thị trường và tạo thuận lợi thương mại cho cả hai nước trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp.
Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Australia vào tuần trước, đồng Bộ trưởng Sản xuất và thương mại Australia Tim Ayres cho biết, Việt Nam được xác định là một mắt xích quan trọng trong Chiến lược kinh tế Đông Nam Á đến năm 2040 của Australia.
Do đó, bên cạnh đầu tư, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Australia được kỳ vọng sẽ bùng nổ trong thời gian tới.
Được biết, thị trường này hiện có nhu cầu nhập khẩu lớn các mặt hàng sử dụng nhiều lao động, các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như may mặc, giày dép, đồ gỗ, thủy sản, hạt điều… Ngoài ra, thu nhập bình quân đầu người của Úc khá cao, dẫn đến sức mua lớn.
Thời gian qua, với lợi thế về thuế quan khi hai bên cùng là thành viên của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, RCEP…, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã có những bước phát triển vượt bậc.
Năm 2023, thương mại song phương giữa hai nước đạt khoảng 14 tỷ USD. Australia hiện là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Việt Nam, tăng 9 hạng sau một thập kỷ.
Ngược lại, Việt Nam là đối tác lớn thứ 10 của Australia trên thế giới, tăng 5 bậc so với 10 năm trước và đang là đối tác lớn thứ 4 trong khối ASEAN của Australia sau Singapore, Maylaysia và Thái Lan.
Kể từ khi Australia và Việt Nam nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược vào năm 2018, cán cân thương mại giữa hai nước có nhiều thay đổi. Trong 5 năm qua, bình quân mỗi năm, Việt Nam nâng trung bình 21% kim ngạch nhập khẩu và 7% kim ngạch xuất khẩu với Australia.
Đáng chú ý, mặc dù chỉ đứng thứ 4 trong khối ASEAN về thương mại hai chiều với Australia, nhưng cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam có nhiều khác biệt và đa dạng hơn.
Singapore, Malaysia và Thái Lan xuất khẩu nhiều nhất sang Australia là nhiên liệu thô, dầu thô và các sản phẩm chưng cất từ dầu, khoáng sản…
Trong khi đó, các mặt hàng chủ lực mà Việt Nam xuất khẩu sang Australia (chiếm 65% tổng kim ngạch) gồm điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; dầu thô; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may; giày dép; thủy sản.
Ở chiều ngược lại, các mặt hàng Australia được nhập khẩu nhiều nhất vào Việt Nam gồm than; quặng và khoáng sản; bông; lúa mì; kim loại.
Theo Cơ quan thương vụ Việt Nam tại Australia, số lượng doanh nghiệp Australia tìm kiếm bạn hàng từ Việt Nam thông qua đầu mối là thương vụ đang tăng vọt.
Riêng lĩnh vực thủy sản, hiện Việt Nam đang giữ vị trí số 1 trên thị trường Australia với tỷ trọng gần 30%.
Ngay từ đầu năm nay, một số mặt hàng xuất khẩu có sự tăng trưởng chóng mặt đạt mức 3 con số và hứa hẹn bùng nổ trong thời gian tới như cà phê tăng tới 483,3%, sắt thép các loại tăng 386,7%, giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 165,9%...
Bên cạnh đó, do các mặt hàng nông sản chủ lực giữa hai nước không có sự trùng lặp (đơn cử như trái cây, trái cây Việt Nam là trái cây nhiệt đới, còn Australia là ôn đới), nhiều chuyên gia cho rằng, nông sản Việt đang có tiềm năng xuất khẩu lớn sang Australia.
Đặc biệt, người tiêu dùng Australia đã dần biết nhiều hơn đến các thương hiệu nông sản Việt như sầu riêng đông lạnh, trái dừa tươi, thanh long, nhãn và xoài xanh.
Tuy nhiên, để doanh nghiệp Việt tận dụng được cơ hội này là không dễ dàng khi Australia là một trong những thị trường khó tính nhất thế giới, thậm chí một số tiêu chuẩn còn cao hơn cả Mỹ và EU.
Thị trường này có nhiều yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cao, quy trình nhập khẩu nghiêm ngặt với nhiều rào cản kỹ thuật, yêu cầu về nhãn mác, vệ sinh an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ…, Cơ quan thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết.
Vì vậy, cơ quan này cho rằng, doanh nghiệp Việt cần sớm giải quyết một số tồn tại như khả năng truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm còn thấp; tình trạng tồn dư hoá chất trong các lô hàng xuất khẩu; chưa có thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm và chưa tham gia sâu vào hệ thống phân phối của Australia…
Thay vì giá thành, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt cần đặt ưu tiên hàng đầu đối với chất lượng sản phẩm nếu muốn thâm nhập thị trường Australia.
Cơ hội rộng mở cho doanh nghiệp Việt đầu tư tại Australia
CPA Australia công nhận SHB là 'Đối tác đạt chuẩn về đào tạo và phát triển chuyên môn'
Vừa qua, trong Lễ kỷ niệm 15 năm hoạt động tại Việt Nam của Hiệp hội Kế toán viên công chứng Australia (CPA Australia), Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vinh dự được trao tặng chứng chỉ “Đối tác đạt chuẩn về đào tạo và phát triển chuyên môn” (Recognized Employer Partner – REP), đồng thời Tổng giám đốc Ngô Thu Hà cũng chính thức trở thành hội viên của hiệp hội.
Trải nghiệm hương vị Australia tại hệ thống bán lẻ WinMart/WinMart+
Tại WinMart Thăng Long (TP. Hà Nội) và WinMart Landmark 81 (TP. Hồ Chí Minh), WinCommerce (đơn vị chủ quản chuỗi bán lẻ WinMart/WinMart+/WIN) ngày 11/8 đã phối hợp cùng cơ quan Thương mại và đầu tư chính phủ Australia (Austrade) tổ chức sự kiện khai mạc Lễ hội hương vị Australia 2023 nhằm quảng bá tinh hoa ẩm thực của Australia đến người tiêu dùng Việt.
Khám phá Tây Australia với đường bay thẳng đầu tiên TP.HCM – Perth
Vietjet trở thành hãng hàng không đầu tiên khai thác đường bay thẳng từ TP. Hồ Chí Minh đến Perth (Australia), kết nối giữa thành phố năng động nhất Việt Nam và bang Tây Australia xinh đẹp. Đường bay mới đã nâng tổng số chuyến bay giữa Việt Nam và Australia do Vietjet khai thác lên 38 chuyến bay/ tuần.
VinES nhận gói hỗ trợ kỹ thuật 500.000 USD từ Bộ Ngoại giao và thương mại Australia
Gói hỗ trợ kỹ thuật nhằm mục tiêu hỗ trợ nghiên cứu, thúc đẩy sự phát triển của công nghệ pin lithium-ion và sản xuất pin xe điện bền vững tại Việt Nam, cũng như tạo ra cơ hội việc làm trong chuỗi cung ứng.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực