Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả mới đây đã có ý kiến chỉ đạo xử lý các vi phạm pháp luật của Công ty TNHH Khải Đức.
Phó Thủ tướng giao Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo các lực lượng chức năng xử lý nghiêm minh các vi phạm của Công ty TNHH Khải Đức theo báo cáo của Bộ Công thương theo đúng quy định của pháp luật.
Giữa tháng trước, Bộ Công Thương chính thức kết luận về những dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này.
Thứ nhất, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong giai đoạn 2006 - 2009, Khải Đức có nhập khẩu các sản phẩm thời trang từ Trung Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên, giai đoạn từ 2009 đến ngày 15/10/2017, Công ty không còn thực hiện các hoạt động nhập khẩu các mặt hàng thời trang.
Từ năm 2012 đến nay, Công ty cũng không tiến hành hoạt động sản xuất, gia công hoặc đặt gia công các sản phẩm thời trang của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước.
Công ty chủ yếu mua các thành phẩm từ các cửa hàng, hộ kinh doanh, doanh nghiệp khác trên thị trường về gắn một trong ba nhãn hàng hóa “Khaisilk®”, “Khaisilk cách điệu” và “Khaisilk Made in Vietnam” để kinh doanh trên thị trường.
Khăn lụa mà lại không có lụa
Theo Bộ Công thương, Khải Đức đã có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng.
Kết quả giám định chất lượng sản phẩm dệt may đối với một số mẫu sản phẩm của Công ty cho thấy cho kết quả kiểm tra không có thành phần silk (lụa) so với các thông tin công bố trên nhãn hàng hóa về thành phần nguyên liệu trong sản phẩm (100% silk – 100% lụa).
Thứ ba, Công ty đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý thuế và quản lý hóa đơn như một số hóa đơn do Công ty xuất trình không phải do Chi cục Thuế phát hành, quản lý, một số hóa đơn kê khai không đúng tên hàng hóa và một số lượng lớn sản phẩm chênh lệch giữa số liệu chứng từ kế toán và số liệu kiểm tra thực tế tại một chi nhánh công ty.
Thứ tư, Công ty đã có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa. Cụ thể, quá trình kiểm tra phát hiện một số sản phẩm không gắn nhãn hàng hóa theo quy định; một số sản phẩm còn lại có gắn nhãn hàng hóa nhưng ghi không đầy đủ các nội dung bắt buộc.
Thứ năm, Công ty đã có dấu hiệu che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng. Công ty cung cấp thông tin tới người tiêu dùng thông qua website với một số nội dung không chính xác.
Đồng thời, Công ty đã bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ cùng với các sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam trong cùng cửa hàng nhưng đã không giới thiệu hoặc thông tin không đầy đủ cho người tiêu dùng về xuất xứ và thành phần của các sản phẩm này.
Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng chuyển hồ sơ, vật chứng cho cơ quan cảnh sát điều tra xử lý theo quy định đối với các dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
Bê bối của Khaisilk bắt đầu nổ ra từ tháng 10/2017 khi một khách hàng phát hiện khăn lụa thương hiệu Khaisilk bán tại cửa hàng trên phố Hàng Gai (Hà Nội) gắn mác Trung Quốc.
Tiếp sau đó, vụ việc đã được Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh chuyển hồ sơ vụ vi phạm sang Phòng Cảnh sát kinh tế cũng như chỉ đạo thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành.
Đầu tháng 11/2017, Bộ Công thương tiếp tục mở rộng điều tra đối với các chi nhánh, địa điểm kinh doanh của Khaisilk nhằm kiểm tra việc chấp hành pháp luật có liên quan; phát hiện, xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm theo quy định.
Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục Hải quan trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra xuất xứ, nhãn hàng hóa, thực hiện theo đúng quy định về xuất xứ hàng hóa.
Khaisilk – thương hiệu tơ lụa nổi tiếng đã lấy hàng Trung Quốc, gắn mác “Made in Vietnam”, gây nên một cuộc khủng hoảng truyền thông chấn động. Kèm theo đó là sự phẫn nộ của người dùng, vì mấy chục năm qua đã tin rằng Khaisilk là hàng truyền thống của Việt Nam 100%!
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực