Giữa nguy cơ chiến tranh thương mại, Trung – Nhật đối thoại lần đầu sau 8 năm
Nhật Bản và Trung Quốc mới đây đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế cấp cao đầu tiên trong gần 8 năm tại Tokyo giữa bối cảnh nguy cơ chiến tranh thương mại từ Mỹ.
Nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới ZTE có khả năng sẽ được loại bỏ lệnh cấm từ chính phủ Mỹ trong thời gian tới.
Cụ thể, Mỹ và Trung Quốc đang tiến tới thỏa thuận loại bỏ lệnh cấm các công ty Mỹ cung cấp linh kiện cho ZTE được đưa ra hồi tháng Tư, theo thông tin từ Reuters.
Thỏa thuận này có thể bao gồm việc Trung Quốc xóa bỏ gia tăng thuế quan đối với mặt hàng nông nghiệp nhập khẩu từ Mỹ cũng như tăng cường mua hàng nông sản từ quốc gia này.
ZTE đứng trước nguy cơ bị tê liệt hoạt động kinh doanh khi nhận lệnh cấm từ Mỹ vào tháng trước nhưng tình hình hiện tại có vẻ đang trở nên khả quan hơn khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lùi lại sau bờ vực chiến tranh thương mại.
Theo Wall Street Journal, thông tin tích cực trên đã đẩy giá cổ phiếu của các công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc gia tăng. Trên tài khoản Twitter cá nhân của mình, ông Hu Xijin, tổng biên tập tờ báo Global Times của chính quyền Trung Quốc đánh giá rằng: “Việc “tha” cho ZTE sẽ là sự khởi đầu cho các hiệp định thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ”.
Vào tháng trước, chính quyền Trump đã thẳng tay cấm các công ty tại Mỹ bán linh kiện hoặc cung cấp dịch vụ cho ZTE tới năm 2025 do công ty này bị cho là vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm tới Iran và Triều Tiên. ZTE sau đó đã phải dừng tất cả các hoạt động của mình và đối mặt với việc sụp đổ kinh doanh.
Doanh nghiệp này hiện đang sử dụng khoảng 80.000 người lao động, theo số liệu từ AFP và là nhà cung cấp smartphone lớn thứ 4 tại thị trường Mỹ cũng như là một trong nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới.
ZTE có nguy cơ bị sụp đổ trước lệnh cấm của Tổng thống Mỹ bởi 25 – 30% linh kiện sử dụng trong sản phẩm của ZTE được cung cấp từ các công ty Mỹ như Qualcomm, Intel.
Hồi giữa tháng 5 vừa qua, ông Trump bất ngờ báo hiệu sự đảo chiều bất ngờ khi cho biết ông sẽ đưa ra một kế hoạch giải cứu ZTE trên trang Twitter vì lí do “quá nhiều việc làm ở Trung Quốc bị mất đi”.
Cả Washington và Bắc Kinh đều tuyên bố đạt được những chiến thắng trong cuộc đàm phán thương mại vừa diễn ra tại Mỹ khi hai nền kinh tế đứng đầu thế giới cam kết đưa ra giải pháp xuất khẩu nhiều sản phẩm năng lượng và nông sản sang Tủng Quốc nhằm thu hẹp khoảng cách về thâm hụt thương mại.
Nhật Bản và Trung Quốc mới đây đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế cấp cao đầu tiên trong gần 8 năm tại Tokyo giữa bối cảnh nguy cơ chiến tranh thương mại từ Mỹ.
Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cho rằng, những động thái của Mỹ, Trung Quốc chính là cách các bên phô trương sức mạnh, giúp họ có thể đạt được những lợi ích tốt nhất trên bàn đàm phán kinh tế sau này.
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.