Khởi nghiệp

10 nghìn tỷ vốn đầu tư mạo hiểm sẽ đổ vào đâu?

Trang Nguyễn Thứ bảy, 15/06/2019 - 11:03

Công nghệ liên quan đến giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và bất động sản hoặc lĩnh vực tiêu dùng và fintech đang được các quỹ đầu tư mạo hiểm nhắm đến.

Ngành môi giới bất động sản đón nhận cùng lúc hai tin vui trong tuần qua. 

Quỹ đầu tư DT&I đến từ Hàn Quốc công bố khoản đầu tư 1,4 triệu USD vào Propzy, một công ty bất động sản ứng dụng công nghệ vào hoạt động môi giới và được sáng lập bởi John Le - một doanh nhân người Mỹ gốc Việt. 

VinaCapital Ventures cũng ký kết đầu tư 4 triệu USD vào Rever, một doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực môi giới bất động sản có trụ sở tại TP. HCM.

Hai thương vụ diễn ra vào thời điểm Diễn đàn quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam 2019 được tổ chức tại Hà Nội. Tại sự kiện này, các quỹ đầu tư mạo hiểm cam kết đầu tư tổng cộng 425 triệu USD, tương đương 10.000 tỷ đồng, vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam trong trong ba năm tới. 

VinaCapital Ventures đã tuyên bố hợp tác chiến lược với Mirae Asset - Naver Asia Development Fund, một quỹ đầu tư trị giá 1 tỷ USD giữa tập đoàn tài chính hàng đầu Hàn Quốc Mirae Asset và công ty internet Naver.

Giám đốc VinaCapital Ventures Trần Nhật Khanh cho biết, Mirae Asset, với hơn 375 tỷ USD tài sản quản lý, sẽ rót tiền vào VinaCapital Ventures trong khi Naver sẽ hợp tác với VinaCapital Ventures và các công ty thuộc danh mục đầu tư của quỹ này để phát triển và mở rộng ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Tương tự, DT&I cũng đã thực hiện hai khoản đầu tư khác vào Việt Nam trước đó và đang nỗ lực tăng số lượng đầu tư lên 10 hoặc hơn trong năm nay.

“Chúng tôi chú ý tới các công ty cung cấp các dịch vụ nâng cao lối sống, B2C, hoặc các công ty có thể có ít hàm lượng công nghệ cao hơn nhưng thiên về truyền thống. Trong năm tới, chúng tôi sẽ có một quỹ dành riêng cho thị trường Việt Nam với tổng giá trị 40 triệu USD”, ông Michael Son, Trưởng nhóm Bộ phận đầu tư mạo hiểm tại DT&I chia sẻ với TheLEADER bên lề hội nghị.

Theo ông Son, DT&I chỉ đầu tư tại thị trường Hàn Quốc và Việt Nam. Sở dĩ quỹ chọn Việt Nam vì đây là một cửa ngõ lớn để tiến vào thị trường Đông Nam Á và để tận dụng nguồn nhân lực tay nghề vững, một xã hội có trình độ học vấn cao và đầu tư vào giáo dục đã giúp sản sinh ra nhiều kỹ sư tài năng tại Việt Nam.

10 nghìn tỷ vốn đầu tư mạo hiểm sẽ đổ vào đâu?
Nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm cam kết đầu tư tổng cộng 425 triệu USD vào các công ty khởi nghiệp của Việt Nam.

Ngoài những khoản cam kết trên, các công ty giai đoạn đầu và các công ty mới nổi ở Việt Nam có thể trông chờ vào việc huy động vốn từ quỹ hỗ trợ các công ty khởi nghiệp trên toàn thế giới trị giá 3 tỷ EUR mà các nước thuộc Liên minh châu Âu mới công bố.

Lĩnh vực tiềm năng

Các lĩnh vực tiềm năng mà các quỹ đầu tư mạo hiểm đặt trong tầm ngắm không phải là những ngành quá xa lạ, mà là những lĩnh vực đang có đà tăng trưởng hoặc tiềm năng tăng trưởng cùng với nền kinh tế đang phát triển hoặc để phục vụ nhu cầu của xã hội.

Ông Ollie Wood, Trưởng bộ phận nhân lực chất lượng cao tại quỹ Golden Gate Ventures cho biết, B2C (doanh nghiệp tới khách hàng), logistics (cơ sở hạ tầng) và fintech (tài chính - công nghệ) là những mảng mà các quỹ đang để mắt trên khắp Đông Nam Á.

“Chúng tôi đã thực hiện khá nhiều khoản đầu tư liên quan tới logistics tại Indonesia và chúng tôi đang xem xét mở rộng khoản đầu tư hơn này toàn trên toàn khu vực”, ông Wood chia sẻ.

“Chúng tôi cũng xem xét đến lĩnh vực công nghệ giáo dục, công nghệ chăm sóc sức khỏe và công nghệ bất động sản. Chúng tôi không thể cùng lúc nhìn vào tất cả các lĩnh vực nhưng dựa trên nghiên cứu của mình, chúng tôi biết liệu đó có phải là thời điểm thích hợp để đầu tư vào một thị trường nhất định hay không”, ông Wood nói thêm.

Đối với quỹ đầu tư BCG Digital Ventures hiện đang hoạt động tại Malaysia, Indonesia và Singapore với mục đích tìm cách hợp tác với các công ty khác để xây dựng các startup mới đồng thời hợp tác đầu tư vào các dự án do chính họ xây dựng, mục tiêu tiếp theo của họ sẽ là thành lập một quỹ mạo hiểm có trụ sở tại Việt Nam.

“Hiện chúng tôi chưa xây dựng một cứ điểm đầu tư mạo hiểm nào tại Việt Nam nhưng chúng tôi đang thảo luận với hai, ba công ty lớn tại đây và tôi hy vọng rằng sẽ có một thỏa thuận thành hiện thực vào cuối năm 2019”, ông Hanno Stegmann, Giám đốc kiến thiết quỹ mạo hiểm tại BCG Digital Ventures.

Ông Stegmann hiện chú ý đến lĩnh vực tiêu dùng, truyền thông và fintech. Ngoài ra, B2B (doanh nghiệp tới doanh nghiệp) đã thu hút nguồn vốn đầu tư lớn từ BCG tại các thị trường khác và họ đã xây dựng một số dự án đầu tư mạo hiểm di động trong mảng B2B, logistics và nông nghiệp, những mảng mà theo ông Stegmann rất phù hợp với thị trường Việt Nam.

Lĩnh vực trọng tâm của các quỹ đầu tư hoàn toàn trùng khớp với Khảo sát đầu tư vốn và đầu tư mạo hiểm tư nhân của công ty tư vấn Bain & Company thực hiện năm 2018. Khảo sát chỉ ra rằng trong số các lĩnh vực thu hút đầu tư lớn, công nghệ đã trở thành lĩnh vực đầu tư hàng đầu Đông Nam Á, với 40% tổng số giao dịch thực hiện năm 2017.

Trong năm 2018 - 2019, các lĩnh vực đầu tư nóng của Đông Nam Á sẽ là công nghệ, tiêu dùng, y tế, logistics, giáo dục và nông nghiệp.

Thời điểm chín muồi đã đến

Đây dường như là thời điểm lý tưởng để các quỹ đầu tư mạo hiểm chi tiền cho các công ty startup hay cho các nhà đầu tư thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam, vì Chính phủ đã có một chủ định rõ ràng để đẩy mạnh phát triển toàn bộ hệ sinh thái khởi nghiệp.

Ông Wood của Golden Gate Ventures cho biết, những chương trình tăng tốc khởi nghiệp như Trung tâm hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp và Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia đều nhằm mục đích nuôi dưỡng nhân tài, củng cố năng lực công nghệ của quốc gia và xây dựng hệ một sinh thái startup phát triển.

Ông Wood cũng lưu ý rằng nhờ có nguồn nhân lực tài năng, các chính sách hỗ trợ của chính phủ cùng cơ sở hạ tầng được cải thiện, đây là thời điểm thích hợp để các quỹ của ông và các nhà đầu tư khác đổ vốn vào thị trường Việt Nam.

Ông Wood chia sẻ thêm, không chỉ Golden Gate Ventures mà nhiều nhà đầu tư khác từ Singapore và Nhật Bản đều muốn đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam hoặc thiết lập cơ sở của họ ở đây để chào đón thêm nhiều giao dịch.

“Tôi cho rằng rất nhiều nhà đầu tư từ nước ngoài, như một số nhà đầu tư từ Singapore hay các quỹ của Hàn Quốc và Nhật Bản, chắc chắn quan tâm đầu tư và đã sẵn sàng có mặt ở đây.”

“Tiền đã có và chúng tôi đã sẵn sàng hỗ trợ các công ty và chỉ cần chúng tôi tìm ra được những người sáng lập và công ty có chất lượng tốt để đầu tư vào”, ông Wood nói với TheLEADER.

Theo Bain & Company, Việt Nam và Indonesia chiếm 20% tổng giá trị các thương vụ đầu tư mạo hiểm tư trong khu vực trong 5 năm qua và tỷ lệ đó có thể sẽ tăng lên. 

Một khảo sát gần đây của tổ chức này cũng cho thấy, gần 90% các nhà đầu tư nhìn nhận thị trường nóng nhất khu vực Đông Nam Á ngoài Singapore trong năm 2018-19 sẽ là Indonesia và Việt Nam.

10.000 tỷ đồng có khơi thông được nguồn vốn cho startup Việt Nam?

10.000 tỷ đồng có khơi thông được nguồn vốn cho startup Việt Nam?

Khởi nghiệp -  5 năm
Những năm gần đây, vốn đầu tư khởi nghiệp tăng khá nhanh nhưng vẫn chưa thể thỏa mãn "cơn khát" của các startup Việt Nam vì nhiều lý do.
10.000 tỷ đồng có khơi thông được nguồn vốn cho startup Việt Nam?

10.000 tỷ đồng có khơi thông được nguồn vốn cho startup Việt Nam?

Khởi nghiệp -  5 năm
Những năm gần đây, vốn đầu tư khởi nghiệp tăng khá nhanh nhưng vẫn chưa thể thỏa mãn "cơn khát" của các startup Việt Nam vì nhiều lý do.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  2 giờ

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  3 giờ

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  3 giờ

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  3 giờ

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  4 giờ

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực