Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Dự án trị giá khoảng 22 triệu USD được kỳ vọng sẽ bảo vệ và phát triển bền vững hơn 4.200 héc ta rừng ven biển, tăng cường khả năng chống chịu của tỉnh Quảng Bình trước biến đổi khí hậu.
Dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển tỉnh Quảng Bình được Chính phủ cùng Ngân hàng Thế giới (WB) chấp thuận tài trợ khoảng 22 triệu USD.
Trong đó, vốn vay ODA từ WB là gần 16 triệu USD, còn lại là vốn ODA do tỉnh vay lại, vốn đối ứng do Chính phủ cấp và vốn đối ứng từ ngân sách của địa phương.
Dự án được triển khai trên 32 xã thuộc địa bàn tỉnh Quảng Bình, tập trung bảo vệ hơn 4.200 héc ta rừng ven biển, thông qua tái cấu trúc ngành lâm nghiệp. Cụ thể, các lĩnh vực được triển khai bao gồm quy hoạch bảo vệ rừng ven biển, ven sông; cải thiện giống cây trồng để nâng cao chất lượng rừng; định giá rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng ven biển.
Bên cạnh đó, dự án cũng hướng tới tăng cường khả năng chống chịu của vùng ven biển, qua đó giảm tải chi phí cơ sở hạ tầng, đảm bảo và nâng cao khả năng sinh kế cho cộng đồng dân cư ven biển.
Dự án được tiến hành trên 32 xã ven biển của tỉnh Quảng Bình, dự kiến sẽ triển khai từ nay cho đến cuối năm 2023.
Cuối tháng 5 vừa qua, tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt kế hoạch hoạt động và ngân sách năm 2021 cho dự án, với tổng vốn thực hiện dự án năm 2021 là 26 tỷ đồng, trong đó khoảng 23 tỷ đồng cho các hoạt động của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn vào chủ đầu tư.
Kế hoạch, kết quả hoạt động sẽ được rà soát và báo cáo hàng quý, 6 tháng để kịp thời có phương hướng điều chỉnh, đảm bảo thực hiện hiệu quả và đúng quy định.
Theo thông tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, tính đến hết năm 2020, toàn tỉnh có khoảng gần 600.000 héc ta rừng, trong đó hơn một nửa là diện tích rừng sản xuất, tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 68%. Đây là một trong những địa phương có trữ lượng gỗ lớn nhất trên cả nước.
Trong đó, diện tích rừng phòng hộ ven biển có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giữ vai trò chắn sóng, chắn gió bão, ngăn ngừa xâm nhập mặn, hạn chế tình trạng sa mạc hóa, qua đó bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ cuộc sống và sinh kế của người dân.
Bảo vệ rừng ven biển được xem là một trong những hướng đi trọng tâm trong công cuộc ngăn ngừa và nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại những vùng chịu nhiều tổn thương nhất từ biến đổi khí hậu.
Ý thức được vai trò cũng như lợi thế của rừng đối với công tác phát triển kinh tế, duy trì sinh kế và gia tăng thu nhập cho người dân, Quảng Bình luôn tích cực trong việc phục hồi, bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng.
Nhiều dự án về rừng đã và đang được triển khai tại Quảng Bình, có thể kể đến như kể hoạch khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên; phục hồi, quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn tại huyện Quảng Trạch và Quảng Ninh…
Quảng Bình cũng là một trong những địa phương tại Việt Nam thực hiện kế hoạch hành động Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng (REDD+), một sáng kiến nhằm ngăn ngừa biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc.
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.