Tiêu điểm
3 yếu điểm của ngành công nghiệp
Một trong những vấn đề đáng chú ý của ngành công nghiệp trong nước là việc phát triển công nghiệp chưa tận dụng được lợi thế cạnh tranh của các địa phương và vùng kinh tế để hình thành các chuỗi giá trị công nghiệp.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công thương, cho biết trong những năm gần đây, ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo đã và đang có vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Công nghiệp trở thành ngành có tỷ lệ đóng góp lớn nhất đối với ngân sách nhà nước, cũng như ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao.
Tuy nhiên, ngành này vẫn còn nhiều điểm nghẽn, vị phó cục trưởng phân tích tại hội nghị kết nối công nghiệp hỗ trợ Đà Nẵng mới đây.
Thứ nhất, nội lực của nền công nghiệp trong nước còn yếu.
Mặc dù công nghiệp được xác định là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, trình độ đạt được của ngành này, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hiện nay còn thấp so với yêu cầu của một nước công nghiệp.
Cùng với đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp trong nước chưa cao.
Theo ông Tuấn Anh, các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa làm chủ và cạnh tranh được về các công nghệ nguồn trong sản xuất, chưa có sản phẩm công nghiệp thương hiệu Việt Nam có hàm lượng công nghệ và giá trị cao.
Do đó, chưa hình thành được chuỗi cung ứng hoàn chỉnh trong nước, và đa số các doanh nghiệp Việt cũng chưa tham gia sâu vào các chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia.
Thứ hai, công nghiệp Việt Nam phát triển mất cân đối, phụ thuộc lớn vào các yếu tố bên ngoài.
Cụ thể, công nghiệp nặng là ngành tạo ra nền tảng vật chất xã hội, là động lực quan trọng nhất thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhanh và bền vững, lại chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế.
Trong khi đó, công nghiệp hỗ trợ còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng sản xuất trong nước phụ thuộc phần lớn vào linh phụ kiện, nguyên vật liệu nhập khẩu, khiến giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp nội địa thấp.
Đồng thời, điều này khiến ngành công nghiệp hỗ trợ dễ bị tổn thương trước những biến động về chính trị - kinh tế - xã hội trong và ngoài nước.
Thứ ba, phát triển công nghiệp chưa tận dụng được lợi thế cạnh tranh của các địa phương và vùng kinh tế để hình thành các chuỗi giá trị công nghiệp, ông Tuấn Anh phân tích.
Trước thực trạng này, đại diện Cục Công nghiệp cho biết Bộ Công Thương nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để làm nền tảng, cơ sở cho các hoạt động thúc đẩy phát triển công nghiệp.
Đặc biệt, bộ nghiên cứu, xây dựng và trình Quốc hội xem xét ban hành Luật về phát triển công nghiệp để tạo nền tảng pháp lý thống nhất, vững chắc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ.
Bộ Công thương cũng sẽ bố trí nguồn lực phù hợp, phân bổ hợp lý các nguồn lực quốc gia từ Trung ương đến địa phương để tập trung phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên như vật liệu, cơ khí, chế biến, công nghiệp hỗ trợ, cũng như các ngành Việt Nam có lợi thế sử dụng lao động và xuất khẩu như dệt may, da – giày, điện tử...
Bên cạnh đó, nâng cao vai trò, vị trí và năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp tại địa phương đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.
Cùng với đó, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển công nghiệp thông qua điều hành bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các chính sách tài chính, tiền tệ, thuế cũng như các công cụ hỗ trợ thúc đẩy phát triển công nghiệp.
Không chỉ vậy, phát triển các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân trong nước thực sự trở thành một động lực quan trọng cho phát triển công nghiệp đất nước.
Bộ cũng sẽ hướng tới mục tiêu tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với chuỗi cung ứng của các tập đoàn toàn cầu, xây dựng hệ thống nhà cung ứng nội địa, phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ để công nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên.
Ngoài ra, phát triển nguồn nhân lực công nghiệp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng như thúc đẩy khoa học và công nghệ, các hoạt động đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển cho các ngành công nghiệp…
Nhiều vướng mắc chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ
FDI chất lượng cao giúp Việt Nam ‘thăng hạng’ trong chuỗi giá trị toàn cầu
Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) công nghệ cao đang lựa chọn Việt Nam cho chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Thách thức về FDI và chuỗi giá trị toàn cầu hậu Covid-19
Chuyển dịch dòng vốn đầu tư toàn cầu tạo ra những cơ hội lớn cho công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, những xu hướng mới nổi lên trước và trong đại dịch Covid-19 đã đặt ra yêu cầu cần phải xem xét lại phương án tiếp cận và tận dụng hiệu quả FDI.
Hình hài chuỗi giá trị toàn cầu hậu Covid-19
Covid-19 có thể đóng vai trò xúc tác cho những thay đổi đang diễn ra trong chuỗi cung ứng bằng cách thúc đẩy việc chuyển mạng lưới cung ứng và sản xuất về quốc gia gần hơn và trong khu vực, số hóa sâu rộng hơn cũng như có mạng lưới và phương thức sản xuất bền vững hơn.
Doanh nghiệp Việt vẫn loay hoay chui vào chuỗi giá trị
Bối cảnh kinh tế toàn cầu cùng đại dịch Covid-19 mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt bước vào chuỗi cung ứng nhưng cũng đòi hỏi khả năng sáng tạo, năng lực cạnh tranh cao để tránh bị thua trên sân nhà.
Doanh nhân trẻ: Tiên phong và kiến tạo
Sự phát triển của cộng đồng doanh nhân trẻ là hành trình tái tạo và kiến tạo không ngừng nghỉ. Sự gắn kết cùng tinh thần dám nghĩ dám làm đã đưa họ từ những ngày đầu khó khăn đến một tương lai mới, nơi mà những người trẻ đang tiếp tục kế thừa và phát huy hệ gen giá trị.
Mở lối cho du lịch
Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang bùng nổ, có một thực tế không thể phủ nhận rằng nếu không có những doanh nghiệp dám đi trước, những người tiên phong trong việc khai thác tiềm năng du lịch, sẽ không có những điểm đến nổi tiếng mà chúng ta biết đến ngày hôm nay.
VNG xây cầu nối chuyển đổi số quốc gia
Với mục tiêu đóng góp vào tiến trình chuyển đổi số quốc gia, VNG sẽ tiếp tục đầu tư, nghiên cứu và sáng tạo các sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn.
VinFast huy động 2.000 tỷ đồng trái phiếu
Huy động vốn và tái cấu trúc các khoản vay là hoạt động quan trọng của VinFast trong những năm tới.
Kích hoạt sức mạnh doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân đang rất cần được tạo điều kiện phát huy những thế mạnh, làm động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, vượt qua khó khăn.
Giờ là lúc kể câu chuyện hoàn toàn mới về doanh nhân
Môi trường kinh doanh thực sự thân thiện, an toàn sẽ thuyết phục hàng triệu doanh nhân toàn tâm, toàn ý phát huy hết năng lực, tiên phong đổi mới sáng tạo trên quê hương mình, tham gia giải quyết những công việc trọng đại của đất nước.
Doanh nhân với sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, sứ mệnh lớn lao phải được đặt lên vai các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn tư nhân lớn, những doanh nghiệp dân tộc.