Tiêu điểm
Doanh nghiệp Việt vẫn loay hoay chui vào chuỗi giá trị
Bối cảnh kinh tế toàn cầu cùng đại dịch Covid-19 mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt bước vào chuỗi cung ứng nhưng cũng đòi hỏi khả năng sáng tạo, năng lực cạnh tranh cao để tránh bị thua trên sân nhà.
Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực và đáng kể về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) và phát triển doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước. Tuy nhiên, sự liên kết giữa các doanh nghiệp Việt còn rời rạc cũng như có rất ít mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, giữa doanh nghiệp nội và doanh nghiệp FDI.
Tại hội nghị “Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển chuỗi giá trị bền vững” mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá sự liên kết, tương tác của các khu vực trong nền kinh tế thiếu chặt chẽ, hiệu ứng lan tỏa về năng suất và công nghệ chưa cao cũng như tỷ lệ nội địa hóa còn thấp. Mức độ tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế.
Nguyên nhân trước hết là bởi các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp lớn khi vào Việt Nam thường có sẵn chuỗi cung ứng hoặc tự phát triển chuỗi cung ứng khép kín.
Nguyên nhân thứ hai là do quy mô nhỏ bé, đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam bị hạn chế về trình độ quản lý, nguồn lực cả về lượng lẫn chất cũng như ít khả năng tích tụ và tập trung vốn để đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; nâng cao năng suất và chất lượng lượng sản phẩm để có thể đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe.
“Đôi lúc doanh nghiệp còn tâm lý e dè, chưa dám chấp nhận rủi ro để đầu tư nâng cấp tiêu chuẩn nên chưa thể có những bước đi đột phá”, ông Dũng nêu.
Đại diện Panasonic Việt Nam cho biết doanh nghiệp này đưa ra cơ hội bình đẳng cho doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam nhưng sau khi đưa ra các điều kiện, doanh nghiệp trong nước tỏ ra khá rụt rè. Vị này cho rằng doanh nghiệp nên tự tin khi tiếp xúc ban đầu với các đối tác, tạo sự tin tưởng.
Bà Đào Thị Thu Huyền, quản lý cấp cao Canon Việt Nam, cho hay hiện có 147 nhà cung cấp trực tiếp linh kiện, sản xuất máy in ở Việt Nam nhưng doanh nghiệp thuần Việt chỉ có 20 và con số này chưa tăng lên trong mấy năm nay. Tỷ lệ nội địa hóa của Canon ở mức khá cao 65% nhưng chủ yếu rơi vào doanh nghiệp FDI cũng như sản xuất nội chế trong công ty.
Một vấn đề nữa là các nhà cung cấp thuần Việt mới chỉ dừng lại ở lĩnh vực dễ làm nhất là cung cấp linh kiện nhựa trong khi Canon có nhiều linh kiện, chủng loại khác nhau cũng như ý chí quyết tâm của những người đứng đầu bên cung còn thiếu.
Theo bà Huyền, muốn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu của toàn cầu và nhà cung cấp phải chắc chắn về sự ổn định chất lượng, duy trì cải tiến và đồng hành trong chuỗi cung ứng.
Đại diện Samsung Việt Nam cho biết các nhà cung cấp của Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng lại ở một số linh kiện nhựa, in ấn trong khi doanh nghiệp này cần hơn 400 linh kiện. Các doanh nghiệp nước ngoài đều mong muốn nhà cung cấp cải tiến để đồng hành trong chuỗi cung ứng, tìm tòi cung cấp các linh kiện mới, phát triển khoa học công nghệ, đào tạo đội ngũ kỹ sư để đảm bảo tiêu chuẩn.
Ông Dũng cho hay các doanh nghiệp Việt hiện nay còn sự băn khoăn không biết bán sản phẩm cho ai nếu sản phẩm không tham gia được vào chuỗi trong khi các doanh nghiệp FDI còn vấp phải rào cản khi chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu, từ đó khiến hai khu vực của nền kinh tế thiếu liên kết.
“Câu chuyện con gà quả trứng xảy ra nhiều năm qua và không thể tiếp tục để doanh nghiệp FDI một đường, doanh nghiệp Việt một nẻo bởi đáng lẽ doanh nghiệp Việt có thể phát triển mạnh hơn, tận dụng FDI để lớn lên”, vị bộ trưởng nhấn mạnh.
Tìm kiếm cơ hội trong bối cảnh mới
Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm nâng cao mối liên kết giữa các khu vực doanh nghiệp như Nghị quyết số 50-NQ/TW với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài, tạo tác động lan toả, gắn kết với các doanh nghiệp Việt Nam, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa với một trong ba nội dung trọng tâm là hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia sâu vào mạng lưới liên kết, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế.
Trong bối cảnh Covid-19 tạo ra nhận thức mới, xu hướng tiêu dùng mới, các mô hình kinh doanh mới, các doanh nghiệp có cơ hội hình thành chuỗi giá trị, liên kết mới. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt nhìn nhận, sát hạch lại năng lực thực sự, sức chống chịu, khả năng thích nghi trước biến cố thị trường, tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững hơn.

Doanh nghiệp Việt Nam cũng đứng trước cơ hội lớn khi các quốc gia trên thế giới tìm cách giảm thiểu phụ thuộc vào Trung Quốc, tạo ra xu hướng các doanh nghiệp lớn thực hiện cấu trúc lại hệ thống cung cấp nguyên vật liệu, đa dạng hóa thị trường để phân tán rủi ro.
Cùng với đó, các hiệp định thương mại tự do mới như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực sẽ tạo lợi thế lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ với chi phí hiệu quả hơn nhằm nâng cao năng lực và sức cạnh tranh.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh và kinh tế thế giới còn nhiều phức tạp, nguy cơ đứt gãy chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng vẫn hiện hữu, đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp. Do vậy, bản thân doanh nghiệp cần trang bị năng lực cạnh tranh tốt để tránh thua ngay trên sân nhà.
“Doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng hết khả năng sáng tạo của mình để tìm kiếm cơ hội mới trong một trạng thái thay đổi, dịch chuyển các chuỗi cung ứng như hiện nay”, ông Dũng nhấn mạnh.
Bà Dương Liên, Phó giám đốc Dự án thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME) tài trợ bởi USAID, cho rằng nhằm nâng cao năng lực đón nhận dòng FDI đang dịch chuyển, tăng cường tính bền vững cho chuỗi kết nối, Việt Nam cần chuẩn bị ngay những điều kiện như mặt bẳng sạch trong các khu công nghiệp, nguồn nhân lực chất lượng cao, giảm chi chí dịch vụ hậu cần như chi phí bốc xếp hàng hóa, lưu khi, vận chuyển.
Bên cạnh nâng cao môi trường kinh doanh, Việt Nam cũng cần phòng ngừa trước nguy cơ hàng hóa nước ngoài, hàng hóa Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt Nam nhằm gian lận, lẩn tránh xuất xứ.
CIEM cảnh báo rủi ro từ các sáng kiến dịch chuyển chuỗi giá trị
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.