Tài chính
3.000 tỷ đồng hợp tác đầu tư và chu kỳ 'sóng thần' của cổ phiếu DIG
Sau 3 năm thành lập các công ty con với vốn góp là quyền sử dụng đất tại Khu đô thị Đại Phước và bán cổ phần cho các bên thứ 3, DIC Corp tuyên bố chấm dứt kế hoạch góp vốn và hoàn trả từng phần tiền đặt cọc.
Mới đây, Tổng Công ty CP Đầu tư phát triển xây dựng (DIC Corp) đã thông qua chủ trương chấm dứt giao dịch góp vốn vào Công ty TNHH Đại phước Thiên Minh (Thiên Minh) và Công ty TNHH Đại Phước Thiên An (Thiên An).
Điều này phần nào gây bất ngờ đối với các nhà đầu tư vì cuối năm 2020, ngay sau khi được thành lập và góp vốn, DIC Corp đã chuyển nhượng phần sở hữu tại công ty Thiên Minh và Thiên An cho các đối tác là Công ty CP Đầu tư phát triển Thiên Tân và Công ty CP Đầu tư và phát triển Tân Long.
Cụ thể, đối với công ty Thiên An có vốn điều lệ 2.350 tỷ đồng, được DIC Corp góp vốn bằng toàn bộ quyền sử dụng khu đất 31ha tại phân khu 1, 2, 3 Khu đô thị sinh thái Đại Phước (2.349 tỷ đồng) và 1 tỷ đồng tiền mặt của ông Lưu Văn Bằng.
Ngay sau khi thành lập, tháng 11/2020, DIC Corp đã chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Thiên An cho công ty Tân Long và nhận trước số tiền đặt cọc là 2.231 tỷ đồng, tương đương 95% vốn điều lệ của Thiên An.
Tuy vậy, phần tiền cọc này đã giảm dần qua các năm, xuống chỉ còn gần 1.100 tỷ đồng năm 2021, 230 tỷ đồng năm 2022 và trước khi về mức 0 theo báo cáo kiểm toán bán niên 2023.
Đến quý III/2023, DIC Corp đã ghi nhận trở lại tỷ lệ sở hữu tại Thiên An trên báo cáo tài chính, đồng nghĩa với việc giao dịch với Tân Long đã bị hủy bỏ.
Theo tìm hiểu, công ty Tân Long có nhiều liên hệ với Tập đoàn Him Lam – cổ đông lớn của DIC Corp. Cụ thể, cựu Chủ tịch Tân Long ông Nguyễn Ngọc Thủy cũng là một lãnh đạo cấp cao tại Tập đoàn Him Lam. Ngoài ra, cổ đông nắm 10% vốn Tân Long – bà Đỗ Thị Cẩm Tú cũng là người cùng địa chỉ với ông Thủy.
Hai cá nhân này còn sở hữu 17 triệu cổ phần Him Lam Land (hiện đã đổi tên thành Truong Son Land). Him Lam Land cũng được nhắc tới nhiều trong giai đoạn vừa qua khi “chốt lời” thành công cổ phiếu DIG, góp phần vào mức lãi đột biến gần 2.400 tỷ đồng trong năm 2022.

Về thương vụ Thiên Minh, được DIC Corp thành lập cùng ngày với Thiên An, để hợp tác đầu tư khu đất có diện tích khoảng 14,4ha tại phân khu 7.1 Dự án Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước với số vốn điều lệ 760 tỷ đồng.
Theo đó, DIC Corp góp hơn 99% vốn bằng gần 56.000 m2 đất kinh doanh trị giá 759 tỷ đồng cùng với 1 tỷ đồng tiền mặt cũng của ông Lưu Văn Bằng.
Ngay sau đó, phần vốn góp công ty Thiên Minh được chuyển nhượng cho công ty Thiên Tân – công ty hoạt động trong lĩnh vực thể thao từng do bà Lê Thị Hà Thành, vợ Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn, giữ chức danh Chủ tịch HĐQT.
Theo báo cáo kiểm toán năm 2020, DIC Corp có khoản phải thu ngắn hạn 59 tỷ đồng với công ty Thiên Tân, khoản này được giải trình là “khoản phải thu còn lại từ việc chuyển nhượng phần vốn góp tại Công ty TNHH Đại Phước Thiên Minh”.
Ngay sau khi nhận lại Thiên Minh, ngày 1/12/2020, công ty Thiên Tân đã thế chấp toàn bộ phần vốn góp 759 tỷ đồng này tại Sacombank, ngân hàng do ông Dương Công Minh, nhà sáng lập Tập đoàn Him Lam làm chủ tịch HĐQT.
Đáng chú ý, chỉ vài ngày sau khi chuyển nhượng các công ty Thiên An và Thiên Minh nhận về số tiền đặt cọc lớn, ngày 30/11/2020, DIC Corp đã chi ra hơn 3.000 tỷ đồng để hợp tác đầu tư với chính công ty Thiên Tân (gần 1.300 tỷ đồng) và Công ty CP Phát triển Đức Hòa III-Resco (1.729 tỷ đồng).
Đến quý III/2023, số tiền 1.300 tỷ đồng hợp tác với Thiên Tân vẫn còn ghi nhận trên báo cáo tài chính. Trong khi khoản hợp tác với Đức Hòa III-Resco đã không còn số dư từ cuối năm 2022.
Với quyết định hủy góp vốn mới đây, việc chuyển nhượng phần vốn góp của Thiên Minh cho công ty Thiên Tân có thể không được thực hiện và DIC sẽ hoàn trả lại khoản tiền đã nhận năm 2020.

Trong vòng 3 năm từ cuối năm 2020 đến cuối năm 2023, khoảng 3.000 tỷ đồng đã luân chuyển giữa DIC Corp và các công ty con, đối tác nhận chuyển nhượng cổ phần và công ty liên quan đến chủ tịch công ty.
Đây cũng là giai đoạn cổ phiếu DIG tăng gấp 5 lần trên sàn chứng khoán với sự xuất hiện của các cổ đông lớn là Thiên Tân và Him Lam Land. Ngày 2/12/2020, Thiên Tân chi hơn 1.000 tỷ đồng mua thêm hơn 47 triệu cổ phiếu DIG, nâng tỷ lệ sở hữu lên hơn 18% và Him Lam Land đã mua gần 68 triệu cổ phiếu DIG để sở hữu 21,49% cổ phần của DIC Corp.
Dù vậy, cả Him Lam và Thiên Tân hiện cũng không còn là cổ đông lớn của DIC Corp sau khi lần lượt bán ra lượng lớn cổ phiếu trong giai đoạn 2021 -2022 khi cổ phiếu DIG giao dịch ở vùng đỉnh.
DIC Corp hợp tác với 2 'ông lớn' xây dựng Trung Quốc
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Sacombank chưa chốt mua công ty chứng khoán nào, nhà đầu tư 'vồ hụt' SBS
Lãnh đạo Sacombank khẳng định, sẽ không mua lại cổ phần của công ty chứng khoán SBS, cũng không mua BOS mà khi Ngân hàng Nhà nước cho phép sẽ tìm công ty phù hợp.
Giải pháp huy động vốn khác biệt của chứng khoán Kafi
Kể từ khi đổi chủ, Kafi không ngừng huy động vốn từ bên thứ ba. Tới cuối năm 2024, khoản vay từ cá nhân, tổ chức đã hơn 4.150 tỷ đồng, tăng 40 lần chỉ sau hai năm.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.
KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng
Sự thiếu tự chủ trong nhận thức cá nhân kết hợp với tâm lý đám đông khiến người tiêu dùng dễ bị dẫn dắt trong thời đại bùng nổ truyền thông và mạng xã hội.
AppotaPay liên minh BIDV thúc đẩy thanh toán số
Với sự hậu thuẫn của BIDV, AppotaPay tự tin có thể tăng trưởng gấp sáu lần trong vòng hai năm tới, thông qua các dịch vụ chiến lược SmartPOS và SoftPOS.