TP.HCM xin giữ lại toàn bộ nguồn thu từ quỹ đất để làm hạ tầng
Làm việc với Tổng Bí thư Tô Lâm, TP.HCM kiến nghị nhiều cơ chế đặc thù nhằm phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Sau khi tỉnh Lạng Sơn đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn, các bộ đã đưa ra yêu cầu giải trình hàng loạt vấn đề. Trong đó, nổi bật là việc chuyển đổi đất và khả năng huy động vốn.
Quý IV/2020, về đề xuất của UBND tỉnh Lạng Sơn, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã chuyển văn bản tới 6 bộ (công thương, xây dựng, tài nguyên và môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao thông vận tải, quốc phòng) để lấy ý kiến.
Trên cơ sở trả lời của các bộ, Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị tỉnh giải trình, bổ sung một số nội dung về đề án rà soát quy hoạch phát triển KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
Trước hết, căn cứ Nghị định 82/2018/NĐ-CP, bộ lưu ý hồ sơ đề án cần xác định rõ phương án điều chỉnh giảm diện tích KCN Đồng Bành, KCN Hồng Phong và phương án bổ sung quy hoạch phát triển KCN mới trên địa bàn để có căn cứ thẩm định.
Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới, tình hình triển khai các KCN và thu hút đầu tư trên địa bàn, tình được yêu cầu làm rõ sự cấp bách phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các KCN như đề xuất trong kỳ quy hoạch KCN đến năm 2020.
Đáng chú ý, theo UBND tỉnh, trong KCN Đồng Bành có 2 dự án được ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư (lần lượt là 77 tỷ đồng và 30 tỷ đồng) và có 4 doanh nghiệp đang hoạt động.
Do đó, bộ đề nghị tỉnh làm rõ phương án xử lý phần vốn ngân sách trung ương đã đầu tư vào KCN Đồng Bành trong trường hợp KCN này được đưa ra khỏi quy hoạch các KCN cả nước đến năm 2020.
Cần báo cáo về ý kiến của các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN Đồng Bành (trong trường hợp loại khỏi quy hoạch các KCN) và phương án xử lý để đảm bảo quyền, lợi ích của doanh nghiệp.
Một nội dung khác liên quan tới KCN Hồng Phong, nêu trong đề án, tỉnh dự kiến không phát triển KCN Hồng Phong trong thời gian tới do không còn phù hợp để phát triển công nghiệp, đồng thời dự kiến giảm toàn chỉ tiêu đất của KCN này trong kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 để bổ sung cho KCN Hữu Lũng.
Bộ đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu, trình cấp thẩm quyền xem xét để điều chỉnh lại quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn cho phù hợp với thực tiễn phát triển của tỉnh.
Ngoài ra, theo tỉnh báo cáo thì KCN Hồng Phong chưa được thành lập nhưng đã có 6 doanh nghiệp đang hoạt động. Do đó, tỉnh cần đề xuất phương án xử lý đối với các doanh nghiệp này trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, không để xảy khiếu nại khi điều chỉnh chức năng KCN Hồng Phong thời gian tới.
Tỉnh đề nghị giảm diện tích KCN Đồng Bành là 321,76ha (hiện đang cho 4 nhà đầu tư thuê đất với tổng diện tích 32,75ha) để bổ sung KCN Hữu Lũng.
Tuy nhiên, căn cứ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia đã được Quốc hội thông qua cũng như điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của tỉnh Lạng Sơn đã được Chính phủ phê duyệt, thì chỉ tiêu sử dụng đất KCN đến năm 2020 của tỉnh này là 762ha, chỉ có KCN Đồng Bành.
Vì vậy, Bộ Tài nguyên và môi trường đề nghị làm rõ việc xử lý phương án điều chỉnh giảm diện tích KCN Đồng Bành; việc sử dụng 136,59ha đất trồng lúa trong khi tỉnh Lạng Sơn là tỉnh miền núi thiếu đất sản xuất, phải đảm bảo chỉ tiêu đã được Chính phủ phê duyệt (việc chênh lệch diện tích đất trồng lúa, trên địa bàn huyện Hữu Lũng được phép chuyển mục đích là 81ha).
Tương tự, Bộ Giao thông vận tải cho rằng, theo báo cáo đề án, diện tích KCN Hữu Lũng sẽ chiếm dụng 675ha đất nông nghiệp (163ha đất chuyên trồng lúa). Với đặc điểm là tỉnh miền núi, diện tích đất trồng lúa hạn chế nên đề nghị UBND tỉnh đánh giá cụ thể về mức độ ảnh hưởng đến an ninh lương thực địa phương.
Về nguồn vốn, KCN Đồng Bành sau 14 năm kể từ khi được duyệt quy hoạch mới huy động được 170 tỷ đồng từ ngân sách trung ương để đầu tư kết cấu hạ tầng trong KCN.
Vì vậy, Bộ Giao thông vận tải đề nghị tỉnh đánh giá bổ sung khả năng huy động nguồn vốn trung ương và địa phương để đầu tư hạ tầng KCN mới đề nghị bổ sung thay thế (tức KCN Hữu Lũng).
Nhận định về điều chỉnh giảm diện tích đất đã quy hoạch làm KCN do khả năng thu hút đầu tư và hoạt động không hiệu quả, Bộ Công thương thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh về rút khỏi quy hoạch phát triển KCN đối với KCN Đồng Bành và KCN Hồng Phong.
Đối với KCN Hữu Lũng, bộ này đề nghị bổ sung thêm về hiện trạng đất sẽ bị thu hồi – trong đó phân tích tác động kinh tế xã hội đối với các hộ nông dân bị thu hồi đất trồng lúa, đất trồng câu lâu năm.
Được biết, từ năm 2018 tới nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Hữu Lũng nói riêng từ 2018 tới 2020 đón nhận khá nhiều quan tâm, đề xuất đầu tư các dự án khu đô thị mới của nhiều doanh nghiệp tên tuổi trong lĩnh vực bất động sản.
Có thể kể đến như khu đô thị mới TMS tại xã Mai Pha (TP. Lạng Sơn) với quy mô 46ha (TMS Group đề xuất); các khu đô thị sinh thái Nà Chuông 392,5ha, khu đô thị sinh thái Bình Cằm 126ha đều ở TP. Lạng Sơn (Tập đoàn FLC, TNG Holdings Việt Nam, Công ty TNHH Mặt trời Mẫu Sơn, Công ty CP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương).
Tháng 9/2019, khu đô thị mới Hữu Lũng 52,3ha (tại huyện Hữu Lũng, tổng mức đầu tư 6.607,3 tỷ đồng) đã được tỉnh Lạng Sơn lựa chọn liên danh Công ty CP Trường Thịnh Phát Lạng Sơn và Công ty CP Trường Thịnh Phát làm nhà đầu tư.
Một dự án đáng chú ý là Khu công nghiệp – đô thị - dịch vụ Hữu Lũng với diện tích khoảng 5.000ha trên 7 xã của huyện Hữu Lũng. Vài tháng trước khi đề xuất điều chỉnh quy hoạch KCN được tỉnh gửi lên các bộ như đã nêu, UBND tỉnh đã đề nghị Tập đoàn TQ Group, Tập đoàn Trường An và Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh phối hợp sở ngành tỉnh để lập quy hoạch KCN này.
Theo Chương trình phát triển đô thị tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2035 phê duyệt vào cuối tháng 12/2020, tỉnh xác định: Phát triển đô thị Hữu Lũng lên đô thị loại IV theo định hướng trên cơ sở ranh giới toàn huyện trong đó khu vực trung tâm là thị trấn hiện hữu mở rộng phát triển về khu vực phía Đông Nam gắn với quy hoạch Khu công nghiệp - đô thị -dịch vụ Hữu Lũng và mới Bắc Lệ - Tân Thành.
Làm việc với Tổng Bí thư Tô Lâm, TP.HCM kiến nghị nhiều cơ chế đặc thù nhằm phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Sau khi bỏ thuế khoán, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ băn khoăn có nên “lên đời” thành doanh nghiệp hay tiếp tục hoạt động cá thể. Việc chuyển đổi mô hình không chỉ liên quan đến chính sách thuế mới mà còn ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và tồn tại dài hạn trên thị trường.
Căng thẳng địa chính trị liên tục tạo ra những khoảng trống nguồn cung khoáng sản chưa từng có, tạo cơ hội cho một số doanh nghiệp khai khoáng bứt phá.
Các doanh nghiệp du lịch đã và đang chuẩn bị cho một cuộc bứt phá mới, kỳ vọng tăng sức hấp dẫn cho Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Sáp nhập tỉnh, thành phố định hình rõ nét vai trò của các địa phương trong bức tranh chung về phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Hội Kỷ lục gia Việt Nam tổ chức tọa đàm "Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng trong thời kỳ vươn mình của dân tộc" ngày 29/6 tới tại Hà Nội.
Làm việc với Tổng Bí thư Tô Lâm, TP.HCM kiến nghị nhiều cơ chế đặc thù nhằm phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tháng 8 năm nay, Vincom Mega Mall Ocean City – trung tâm thương mại đẳng cấp phía Đông Hà Nội – sẽ chính thức khai trương, hứa hẹn mở ra một điểm đến không thể bỏ lỡ với hàng loạt trải nghiệm đột phá chưa từng có.
Việc triển khai ứng dụng ngân hàng số thế hệ mới SHB SAHA tới khách hàng đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số toàn diện của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sau hơn 32 năm phát triển, nhằm tạo ra một hệ sinh thái các dịch vụ đa dạng thông qua việc tích hợp công nghệ và nâng cao trải nghiệm người dùng.
Sau khi bỏ thuế khoán, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ băn khoăn có nên “lên đời” thành doanh nghiệp hay tiếp tục hoạt động cá thể. Việc chuyển đổi mô hình không chỉ liên quan đến chính sách thuế mới mà còn ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và tồn tại dài hạn trên thị trường.
Bà Rịa - Vũng Tàu đang trở thành điểm đến mới của dòng vốn địa ốc phía Bắc. Hưởng lợi từ hạ tầng kết nối, quỹ đất rộng và sức bật du lịch, địa phương này thu hút loạt “ông lớn” như BRG, Sun Group, Gold Coast Holdings... trong cuộc đổ bộ chiến lược vào thị trường phía Nam.
Yêu cầu về hóa đơn điện tử đặt ra thách thức mới với các tiểu thương truyền thống, khi không chỉ thay đổi về tư duy kinh doanh, lẫn hệ thống công nghệ bán hàng.