6 đột phá chiến lược của Thái Bình thời kỳ mới

An Chi Thứ ba, 05/03/2024 - 15:06

Xây dựng khu kinh tế Thái Bình trở thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm giúp Thái Bình tạo đột phá trong thời kỳ mới, trở thành tỉnh phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Phát triển các khu công nghiệp trở thành động lực phát triển kinh tế của nhiều địa phương. Ảnh: Hoàng Anh.

Mục tiêu trở thành tỉnh phát triển của Đồng bằng sông Hồng

Theo Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được phê duyệt, đến năm 2030, Thái Bình đặt mục tiêu trở thành địa phương thuộc nhóm phát triển khá và là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng. 

Tỉnh có cơ cấu kinh tế hiện đại, với công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng để phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế tri thức trở thành nhân tố nâng cao chất lượng tăng trưởng; phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tầm nhìn đến năm 2050, Thái Bình trở thành tỉnh phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng; có nền kinh tế thịnh vượng, xã hội tiến bộ và môi trường sinh thái được đảm bảo. 

Quê lúa Thái Bình đón 'đại bàng'

Những mục tiêu cốt lõi, cơ bản đã được quy hoạch đề ra gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt 13,4%/năm. 

Trong cơ cấu kinh tế đến năm 2030, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 62,1%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 9,1%; ngành dịch vụ chiếm khoảng 28,8%. 

Bên cạnh đó, GRDP bình quân đầu người của Thái Bình tương đương với bình quân chung của cả nước. Kinh tế số chiếm khoảng 30% GRDP của tỉnh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 85%; tỷ lệ dân số được cấp nước sạch đạt 100% (cả thành thị và nông thôn); tỷ lệ đô thị hóa đạt 35% trở lên. 

Sáu đột phá phát triển

Để biến các mục tiêu, khát vọng phát triển thành hiện thực, bản quy hoạch cũng đề ra sáu nhiệm vụ trọng tâm và ba đột phá phát triển mà tỉnh Thái Bình cần thực hiện. 

Trong đó, nhiệm vụ trong tâm thứ nhất là đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế và các ngành, lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên cơ sở các cụm liên kết ngành và kinh tế tuần hoàn.

Các ngành sản xuất, kinh doanh cần đổi mới tổ chức và phát triển theo mô hình cụm liên kết ngành đối với các ngành chủ đạo của tỉnh. Trong mỗi cụm ngành cần chú trọng thúc đẩy các mối liên kết đa ngành công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. 

Tỉnh cần tập trung phát triển các cụm ngành như dệt may, giày dép; cụm ngành sản xuất vật liệu xây dựng gắn với sử dụng tài nguyên khí đốt; cụm ngành công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực điện, điện tử, cơ khí ô tô; cụm ngành dược phẩm sinh học, thiết bị và dịch vụ y tế; cụm ngành sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản.

Các ngành ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến; loại bỏ công nghệ, thiết bị cũ, lạc hậu cần được khuyến khích phát triển; đồng thời khuyến khích đầu tư sản xuất công nghiệp, nông nghiệp theo hướng xanh và kinh tế tuần hoàn.

Nhiệm vụ trong tâm thứ hai là xây dựng và phát triển khu kinh tế Thái Bình thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh. Hệ thống hạ tầng giao thông kết nối, giao thông nội bộ và hạ tầng các khu công nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư. Khu kinh tế Thái Bình có không gian kinh tế hiện đại, bền vững, liên kết với vùng Đồng bằng sông Hồng.

Cùng với đó, tỉnh cần tăng cường cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thực hiện tốt công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư, ưu tiên thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước có uy tín và năng lực về tài chính, quản trị, công nghệ vào đầu tư tại khu kinh tế Thái Bình.

Nhiệm vụ thứ ba là xây dựng hệ thống đô thị trở thành các trung tâm động lực và lan tỏa phát triển. Trong đó, thành phố Thái Bình cần được tập trung xây dựng trở thành đô thị loại I và xây dựng một số đô thị loại III, loại IV, đô thị phục vụ khu kinh tế Thái Bình theo hướng phát triển đô thị xanh, hiện đại.

Nhiệm vụ trong tâm thứ tư là cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư; phát triển cộng đồng doanh nghiệp tỉnh.

Thứ năm là nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Thứ sáu là đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, phát triển mạnh mẽ ngành công nghệ thông tin.

Cùng với sáu nhiệm vụ trọng tâm, ba đột phá phát triển của Thái Bình gồm tập trung xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông kết nối các trục giao thông đầu mối trong tỉnh với các trung tâm kinh tế khác. Trong đó, khu kinh tế Thái Bình được xây dựng và phát triển trở thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đẩy mạnh phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch và chế biến phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Chất lượng nguồn nhân lực, trọng tâm là nguồn nhân lực chất lượng cao cần đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Đột phá chiến lược thứ ba là phát triển kinh tế hướng biển, tạo sự phát triển đột phá trên một số lĩnh vực cảng biển, năng lượng, dịch vụ giải trí, nghỉ dưỡng, sinh thái biển.

Không gian lấn biển được mở rộng theo quy định để tạo quỹ đất cho các hoạt động chức năng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; hình thành không gian công nghiệp - đô thị - dịch vụ đồng bộ, cảnh quan sinh thái ven biển xanh, sạch, đẹp.

Tập đoàn đứng sau dự án điện khí 2 tỷ USD tại Thái Bình

Tập đoàn đứng sau dự án điện khí 2 tỷ USD tại Thái Bình

Doanh nghiệp -  9 tháng
Chỉ cần hơn 10 năm, TTVN Group đã vươn mình trở thành tập đoàn lớn, trong top 3 doanh nghiệp năng lượng tái tạo lớn nhất Việt Nam, cũng như vươn mình sang lĩnh vực bất động sản.
Tập đoàn đứng sau dự án điện khí 2 tỷ USD tại Thái Bình

Tập đoàn đứng sau dự án điện khí 2 tỷ USD tại Thái Bình

Doanh nghiệp -  9 tháng
Chỉ cần hơn 10 năm, TTVN Group đã vươn mình trở thành tập đoàn lớn, trong top 3 doanh nghiệp năng lượng tái tạo lớn nhất Việt Nam, cũng như vươn mình sang lĩnh vực bất động sản.
Tập đoàn đứng sau dự án điện khí 2 tỷ USD tại Thái Bình

Tập đoàn đứng sau dự án điện khí 2 tỷ USD tại Thái Bình

Doanh nghiệp -  9 tháng

Chỉ cần hơn 10 năm, TTVN Group đã vươn mình trở thành tập đoàn lớn, trong top 3 doanh nghiệp năng lượng tái tạo lớn nhất Việt Nam, cũng như vươn mình sang lĩnh vực bất động sản.

Bật đèn xanh cho VSIP đầu tư khu công nghiệp ở Thái Bình

Bật đèn xanh cho VSIP đầu tư khu công nghiệp ở Thái Bình

Tiêu điểm -  1 năm

Chính phủ vừa chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện dự án khu công nghiệp VSIP Thái Bình với vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng.

Thái Bình đề xuất 'vượt rào' cho 5 dự án giao thông nghìn tỷ

Thái Bình đề xuất 'vượt rào' cho 5 dự án giao thông nghìn tỷ

Tiêu điểm -  1 năm

Trao thẩm quyền triển khai dự án cho UBND tỉnh, linh hoạt sử dụng các nguồn vốn tham gia là đề nghị của tỉnh Thái Bình nhằm hóa giải những trở ngại về thủ tục, qua đó đẩy nhanh tiến độ 5 dự án đường bộ huyết mạch.

Eurowindow Holding đầu tư lớn vào Thái Bình

Eurowindow Holding đầu tư lớn vào Thái Bình

Tiêu điểm -  1 năm

Chiều ngày 31/8/2023, tỉnh Thái Bình trao quyết định chấp thuận nhà đầu tư cho ba dự án nhà ở với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới 14.000 tỷ đồng.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  5 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  16 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  20 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  20 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  21 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?