Khởi nghiệp
9 năm Grab Việt Nam chưa từng nộp thuế TNDN
Với khoản lỗ lũy kế lên tới 4.036 tỷ đồng, Công ty TNHH Grab chưa phải nộp bất kì khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nào kể từ khi thành lập tại Việt Nam từ năm 2014.
Tại họp báo thường kỳ quý 2/2023 tổ chức ngày 16/6, ông Vũ Chí Hùng - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính đã chỉ đạo rà soát, đánh giá về nghĩa vụ nộp thuế của Công ty TNHH Grab.
Chỉ đạo này diễn ra sau khi có dư luận trái chiều về thông tin Công ty TNHH Grab - đơn vị vận hành Grab Việt Nam đến nay vẫn chưa phải nộp một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào cho Việt Nam.
Về vấn đề này, ông Vũ Chí Hùng khẳng định, Bộ Tài chính và ngành thuế luôn quan tâm công tác chống chuyển giá để ngăn thất thu thuế. Theo Luật Quản lý thuế, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh tại Việt Nam thực hiện nghĩa vụ thuế theo hình thức tự khai tự nộp.
Cụ thể, theo số liệu mà Báo Đầu tư Chứng khoán có được, Công ty TNHH Grab ghi nhận doanh thu 6.384 tỷ đồng trong năm 2022, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ. Lợi nhuận đạt 330 tỷ đồng so với mức lỗ hơn 300 tỷ đồng trong năm trước đó.
Tính đến ngày 31/12/2022, lỗ lũy kế của Grab Việt Nam ghi nhận 4.036 tỷ đồng. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định, nếu doanh nghiệp thua lỗ thì không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi nào có lãi thì được kết chuyển lỗ từ các năm trước sang, trong thời hạn tối đa 5 năm.
Như vậy, kể từ khi thành lập tại Việt Nam từ năm 2014, Công ty TNHH Grab chưa phải nộp bất kì khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nào. Trong 5 năm gần nhất (2018 - 2022), Grab lỗ vào các năm 2018 (lỗ 884 tỷ đồng), năm 2019 (lỗ 1.696 tỷ đồng), năm 2021 (lỗ 300 tỷ đồng). Duy nhất hai năm là 2020 và 2022 là có lãi.
Các khoản thuế mà Grab Việt Nam kê khai trừ thuế giá trị gia tăng, thì chủ yếu là các khoản thuế nộp hộ như: thuế thu nhập cá nhân, thuế trả hộ tài xế...
Trước đó, vào năm 2017, đại diện Bộ Tài chính từng xác nhận Grab đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế tại Việt Nam. Theo kết luận thanh tra số 1075/KT-CT của Cục thuế TP. HCM ngày 15/9/2017, chế độ lưu trữ sổ sách tại công ty này đảm bảo, phù hợp với quy định pháp luật và quy tắc thực hành kế toán Việt Nam.
Giải trình với đại diện Viện KSND TP. HCM trong vụ kiện với Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun), cựu CEO Grab Việt Nam là ông Jerry Lim cho biết, do Grab liên tục báo lỗ trong nhiều năm nên chưa phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuyết minh về các khoản lỗ này, phần nhiều là chi phí bán hàng của Công ty TNHH Grab bị đội lên cao (bao gồm chi phí quảng cáo, khuyến mãi…) để giữ chân khách hàng cũ, thu hút người dùng mới.
Ngoài ra, hàng năm Grab Việt Nam còn chuyển hàng trăm tỷ đồng phí bản quyền, phí quản lý... cho hai công ty liên quan là GrabTaxi Holdings Pte Ltd (trụ sở ở Singapore) và Grab Inc (trụ sở ở Đảo Cayman, Anh).
Năm ngoái, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) từng đề nghị Grab làm rõ việc thu phụ phí "nắng nóng" gây bức xúc trong dư luận.
Grab Việt Nam đã có giải trình về việc phụ thu thời tiết, cho biết việc phụ thu được triển khai từ ngày 06/07/2022, nhưng chỉ sau một ngày đã phải tạm dừng.
Việc tạm dừng theo giải thích từ Grab, là do hệ thống ứng dụng không tự động hạch toán, cũng như không tách, phân chia doanh thu để 100% nguồn thu (sau thuế) từ phụ phí này cho đối tác tài xế.
Về việc chậm trễ giải trình với cơ quan chức năng, theo Grab Việt Nam, là để hãng này có đủ thời gian khắc phục cũng như hoàn thành hệ thống dữ liệu đồng bộ.
Xe ôm chạy điện VinFast sắp ra đường cạnh tranh Grab, Gojek?
Blockchain Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư Hàn Quốc
Với tốc độ tăng trưởng vượt trội trong thời gian qua, phía Hàn Quốc tin rằng sẽ có nhiều doanh nghiệp nước này đến Việt Nam để tìm kiếm đối tác kinh doanh và phát triển dự án, trong bối cảnh Việt Nam đang hoàn thiện các khung pháp lý.
Quỹ IDG rót vốn vào 3 startup blockchain Việt Nam
Một trong ba startup được IDG Capital Vietnam Blockchain rót vốn là Next Vision Capital thuộc NVC Group có giới chủ đứng sau là ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, cựu chủ tịch Yeah1.
‘Nút thắt’ đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp SME
Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp tìm tới các hoạt động digital marketing, chuyển đổi số… nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng vận dụng công nghệ hiệu quả, bởi đổi mới sáng tạo không thể xây dựng bằng cách vay mượn từ bên ngoài.
Công ty mẹ của Gojek thay CEO để hướng tới mục tiêu có lãi
Ông Patrick Walujo từng làm việc tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ và là đối tác quản lý của công ty cổ phần tư nhân Northstar Group.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.