Tiêu điểm
9 ông lớn nhà nước nhận điểm số 0% về công khai thông tin phòng chống tham nhũng
Những doanh nghiệp nhà nước đình đám nhất như Viettel, Mobifone, Vinalines, Vicem, SJC, Vinataba... đều nhận thang điểm 0% về việc công khai thông tin phòng chống tham nhũng theo kết quả khảo sát của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) tại Việt Nam

Tổ chức Hướng tới minh bạch (TT), cơ quan đầu mối quốc gia của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) tại Việt Nam vừa công bố Báo cáo đánh giá thực tiễn công bố thông tin của doanh nghiệp (TRAC Việt Nam 2018) được thực hiện với sự tài trợ của tổ chức Oxfam tại Việt Nam.
Báo cáo TRAC Việt Nam 2018 được thực hiện dựa trên kết quả điều tra, khảo sát 45 doanh nghiệp lớn nhất lựa chọn từ danh sách Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn Việt Nam 2017. Nhóm doanh nghiệp được khảo sát bao gồm 15 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 15 công ty niêm yết và 15 doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.
Theo TRAC Việt Nam 2018, số liệu công khai thông tin về các chương trình phòng, chống tham nhũng thể hiện cam kết công khai của doanh nghiệp về phòng chống tham nhũng tại Việt Nam không mấy sáng sủa với điểm trung bình của các doanh nghiệp chỉ 15% (thang điểm tính thấp nhất là 0%, điểm cao nhất 100%)
Mặc dù kết quả này đã tăng đáng kể so với 10% của Báo cáo TRAC 2017, tuy nhiên vẫn còn nhiều điều có thể cải thiện.
Trong số các nhóm doanh nghiệp tham gia khảo sát, các công ty con của công ty nước ngoài đạt điểm số cao nhất với điểm trung bình là 31%. Tuy nhiên, kết quả này vẫn còn thấp so với kết quả của các công ty đa quốc gia ở thị trường mới nổi (48%) và các công ty lớn nhất thế giới (70%), theo kết quả của các Báo cáo TRAC tương tự.
Đáng chú ý, ba công ty con của công ty nước ngoài là Samsung Electronics Việt Nam, Unilever Việt Nam và Nestle Việt Nam có điểm số cao nhất 81%.
Các doanh nghiệp trong nước có kết quả thực hiện tốt nhất gồm Vinamilk với điểm số 42%, VPBank 38% và Vietcombank 35%.
Tuy nhiên, có tới hơn một nửa số doanh nghiệp (24 trong tổng số 45) bị chấm điểm 0%, phân bổ tương đối đồng đều giữa các nhóm: công ty nước ngoài (6), công ty niêm yết (9) và doanh nghiệp nhà nước (6).

Trong khi đó, các doanh nghiệp nhà nước đạt điểm thấp nhất ở tiêu chí công khai thông tin về chương trình phòng, chống tham nhũng. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là doanh nghiệp nhà nước có điểm số cao nhất về khía cạnh này cũng chỉ đạt điểm số 27%. Trong khi đó, với nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ công, các doanh nghiệp nhà nước được kỳ vọng áp dụng các tiêu chuẩn cao nhất về liêm chính và minh bạch.
Báo cáo TRAC Việt Nam 2018 cho biết, nguyên nhân các doanh nghiệp nhà nước đạt điểm số thấp về công khai thông tin về chương trình phòng, chống tham nhũng là do các doanh nghiệp này còn thiếu các chương trình phòng, chống tham nhũng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, trong số các chính sách cụ thể về phòng chống tham nhũng, các doanh nghiệp thường công khai về chính sách quà tặng và giải trí. Chỉ có rất ít doanh nghiệp công bố Bộ Quy tắc ứng xử. Số doanh nghiệp công khai đường dây nóng với các yêu cầu bảo mật và bảo vệ người tố cáo tham nhũng còn ít hơn nữa.
Việc không công khai các kênh tố cáo như vậy với các bên liên quan bên ngoài làm hạn chế khả năng phát hiện các trường hợp vi phạm chính sách chống tham nhũng, cho dù doanh nghiệp có duy trì các chính sách đó.
Bao giờ mới hết cảnh 'lời doanh nghiệp ăn, lỗ Nhà nước chịu'?
TRAC Việt Nam 2018 cho rằng, có nhiều lý do để giải thích kết quả này. Trong đó, Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi năm 2012) đưa ra các yêu cầu về công khai, minh bạch đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng. Tuy nhiên, luật lại không yêu cầu các doanh nghiệp công khai thông tin về các chương trình phòng, chống tham nhũng.
Trong thực tế, một số doanh nghiệp mà chủ yếu là doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tự nguyện công khai thông tin về các chương trình phòng, chống doanh nghiệp. Do các chương trình phòng, chống tham nhũng này đã được công khai trên trang điện tử của công ty mẹ, các công ty con chỉ cần triển khai và công bố các chương trình phòng, chống tham nhũng của công ty mẹ trên trang điện tử ở Việt Nam.
Các doanh nghiệp nước ngoài khác cũng có thể có chương trình phòng, chống tham nhũng, tuy nhiên do công ty mẹ không yêu cầu nên không công bố trên các trang điện tử ở Việt Nam.
Ngược lại, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam không có chương trình phòng chống tham nhũng phù hợp với các thông lệ tốt của quốc tế. Tuy nhiên, một vài công ty niêm yết cũng đã xây dựng được các chương trình phòng, chống tham nhũng để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Ví dụ, Vinamilk đưa ra chính sách phòng, chống tham nhũng trong năm 2009 khi chuẩn bị niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore.
Mặc dù không thể đánh giá được thực tế thực hiện thông qua việc công khai thông tin về chương trình phòng, chống tham nhũng, tuy nhiên, mức độ công khai được xem là chỉ số quan trọng về cam kết và nỗ lực của doanh nghiệp để đấu tranh với tham nhũng, TRAC Việt Nam 2018 nhận định.
Danh sách các công ty được đánh giá trong Báo cáo TRAC Việt Nam 2018



Đại biểu Quốc hội: Tham nhũng vặt len lỏi mọi ngõ ngách, đến khai tử cũng phải có phong bì
Gian lận thi cử là tham nhũng giáo dục
Gian lận trong thi cử ở thời nào cũng có, ở quốc gia nào cũng có, nhưng quả thực chưa bao giờ gian lận thi cử gây bức xúc và làm giảm niềm tin vào giáo dục như vụ việc ở Hà Giang, Sơn La.
Hà Nội khẳng định "tham nhũng, thất thoát ngân sách rất khó xảy ra" tại các dự án BT
Theo ông Phạm Quý Tiên, Chánh văn phòng UBND TP. Hà Nội, nhà đầu tư chỉ được khai thác sử dụng đối với diện tích đất thương phẩm, chiếm khoảng 26% trên tổng diện tích khu đất được giao để hoàn vốn cho công trình BT.
Khảo sát PAPI 2017: Vẫn lo ngại tham nhũng và nghèo đói
Theo kết quả PAPI 2017, vẫn còn khoảng cách đáng kể giữa điểm số cao nhất và điểm số tối đa của tổng cả sáu chỉ số nội dung trong bảng khảo sát, cho thấy chính quyền vẫn cần nỗ lực hơn nữa để đáp ứng những mong đợi ngày càng cao của người dân.
Quản trị doanh nghiệp giỏi sẽ hạn chế tham nhũng
Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2017 cho rằng, các nhà quản lý doanh nghiệp giỏi ít phải bỏ tiền chi trả những chi phí không chính thức bởi họ không coi đó là luật bất thành văn trong môi trường kinh doanh.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.