Hà Nội khẳng định "tham nhũng, thất thoát ngân sách rất khó xảy ra" tại các dự án BT

An Chi Thứ ba, 26/06/2018 - 20:12

Theo ông Phạm Quý Tiên, Chánh văn phòng UBND TP. Hà Nội, nhà đầu tư chỉ được khai thác sử dụng đối với diện tích đất thương phẩm, chiếm khoảng 26% trên tổng diện tích khu đất được giao để hoàn vốn cho công trình BT.

Đường Tố Hữu, Hà Nội

Quy trình chặt chẽ, đúng quy định

Việc thực hiện các dự án BT của Hà Nội đang nóng trong dư luận thời gian gần đây, tại hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, Chánh văn phòng UBND TP. Hà Nội Phạm Quý Tiên cho biết, tại Hội nghị Hà Nội 2018 - Hợp tác đầu tư và phát triển ngày 17/6 vừa qua, UBND thành phố đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi cho 5 dự án công trình giao thông để giảm ùn tắc giao thông thực hiện theo hình thức BT.

Các dự án BT vừa được Hà Nội giao theo hình thức BT trong thời gian gần đây gồm: Các tuyến đường giao thông đấu nối hạ tầng các khu đô thị, dân cư quận Hà Đông, dự án tuyến đường Lê Trọng Tấn đến đường vành đai 3, dự án tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên và dự án tuyến đường từ đê sông Hồng đến khu đô thị mới C2, Gamuda Gardens... Theo hình thức BT, nhà đầu tư sẽ bỏ tiền đầu tư các tuyến đường, sau đó chuyển giao lại cho thành phố và đổi lại được thành phố giao cho khu đất có giá trị tương ứng để đầu tư dự án.

Đây là các dự án được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2015, nhà đầu tư đã bố trí vốn để lập hồ sơ đề xuất dự án, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, đã được UBND thành phố báo cáo các Bộ, ngành Trung ương xem xét và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thực hiện theo hình thức BT và cho phép thành phố chỉ định Nhà đầu tư đàm phán trực tiếp hợp đồng BT.

Dự án BT: Mảnh đất vàng để trục lợi

Theo ông Tiên, về trình tự triển khai thực hiện, thành phố đã nghiêm túc thực hiện các thủ tục quy định tại Nghi định số 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ, gồm 6 bước theo quy định. Nội dung các bước cụ thể Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ cung cấp thông tin nếu có yêu cầu.

Khi tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đảm báo công khai, minh bạch; UBND thành phố đã chỉ đạo các Sở, ngành xác định các tiêu chí đối với các nhà đầu tư phải có năng lực tài chính, năng lực quản trị dự án, đã ứng vốn để lập hồ sơ đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi; phải cam kết bố trí vốn để xây dựng công trình BT trước khi được thành phố giao đất đối ứng với lãi xuất thấp nhất và thời gian thi công công trình ngắn nhất.

Các dự án BT nêu trên đều là các công trình xây dựng đường giao thông, khối lượng kinh phí cho hạng mục bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị công trình BT (thấp nhất là 42%, có dự án cao tới 80%, chi phí xây lắp chỉ là 20%), chi phí xây lắp đảm bảo đúng định mức, đơn giá Nhà nước quy định, chiếm tỷ lệ thấp. 

Vì vậy, nếu chỉ nêu thông tin về độ dài của tuyến đường để so sánh sẽ không phản ánh được khách quan chi phí đầu tư của dự án BT, Chánh văn phòng UBND TP. Hà Nội cho hay.

"Khó xảy ra thất thoát"

Về việc triển khai các dự án BT, theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP. Hà Nội, diện tích đối ứng dành cho 5 dự án giao thông thực hiện theo hình thức BT không đến mức 700ha như báo chí nêu, trên thực tế diện tích chỉ xấp xỉ 270ha. Tuy nhiên đây cũng chỉ là diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch, không có nghĩa toàn bộ diện tích này được giao cho nhà đầu tư.

"Tỷ lệ diện tích đất nhà đầu tư được giao sau nghiên cứu quy hoạch cao lắm cũng chỉ đến 26%", ông Nghĩa khẳng định.

Về câu hỏi tại sao thành phố không đấu giá đất để lấy tiền đầu tư tuyến đường thay cho  hình thức BT, ông Nghĩa cho rằng, chủ trương của Chính phủ về hạ tầng xã hội có nhiều con đường đi đến khác nhau để đạt mục tiêu, thành phố luôn lựa chọn đi con đường thuận lợi nhất, ngắn nhất để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Bởi thực tế, đấu giá đất không đơn giản, để đấu giá, khu đất đó phải giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng, rất phức tạp. Do đó, thông qua con đường lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức BT vừa đảm bảo các yếu tố quy định pháp luật, vừa tiết kiệm ngân sách,

"Các dự án BT đều được thực hiện chặt chẽ, theo đúng quy định pháp luật, do đó, khả năng tham nhũng, thất thoát ngân sách rất khó có thể xảy ra. Không bao giờ có chuyện giá đất giao cho các dự án BT thấp hơn giá đất ở dự án thương mại khác", ông Nghĩa khẳng định.

Đồng quan điểm, ông Phạm Quý Tiên cũng cho rằng, đối với các dự án BT, nhà đầu tư phải ứng toàn bộ vốn để lập quy hoạch chi tiết 1/500, thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo đúng quy hoạch và dự án được duyệt, bàn giao cho thành phố để xác định giá trị quỹ đất thanh toán.

Nhà đầu tư được lựa chọn phải ứng 100% vốn để lập quy hoạch chi tiết 1/500 thực hiện giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật các dự án đối ứng và chi phí đầu tư được khấu trừ vào tiền sử dụng đất theo quy định. Nhà đầu tư chỉ được khai thác sử dụng đối với diện tích đất thương phẩm (đất xây dựng nhà ở, thương mại, dịch vụ có thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) chiếm khoảng 26% trên tổng diện tích khu đất để tính giá trị thanh toán, giao cho nhà đầu tư hoàn vốn cho công trình BT. 

Còn lại là đất làm đường giao thông, cây xanh, hồ nước, công trình xã hội (trường học, nhà văn hóa) không phải là đối tượng để tính tiền sử dụng đất.

Theo ông Tiên, sau khi quy hoạch chi tiết 1/500 và chủ trương đầu tư dự án được phê duyệt, UBND thành phố mới quyết định giao đất để thanh toán cho công trình BT. Giá đất thanh toán sẽ được liên ngành thành phố xác định theo sát giá thị trường theo đúng quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính, trên cơ sở đất đã có hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch đảm bảo nguyên tắc so sánh giá trên thị trường (giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường, giá bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, kết quả đấu giá quyền sử dụng đất và giá đất theo bảng giá nhân với hệ số điều chỉnh tối đa) và trừ đi phần kinh phí nhà đầu tư đã ứng để bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng lỹ thuận. 

Diện tích đất giao và giá trị đất thanh toán cho nhà đầu tư tương đương với giá trị công trình BT theo đúng nguyên tắc, quy định tại Nghị định 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018 của Chính phủ và Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 12/3/2018 của UBND thành phố.

Sau khi thanh toán tương đương giá trị công trình BT, diện tích đất còn thừa (nếu có), thành phố sẽ thu hồi lại, thực hiện quản lý theo đúng quy định của Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ.

Về việc kiểm toán, thanh quyết toán, UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo việc thanh toán, quyết toán công trình BT bao gồm cả các dự án đối ứng chỉ hoàn thành sau khi có kết quả kiểm toán các dự án theo quy định của pháp luật, Chánh văn phòng UBND TP. Hà Nội khẳng định.

Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm tại các dự án BT nghìn tỷ ở Hà Nội

Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm tại các dự án BT nghìn tỷ ở Hà Nội

Bất động sản -  7 năm
Kết luận thanh tra cho thấy, việc thực hiện các dự án theo hình thức BT, BOT tại Hà Nội trong thời gian qua đã xảy ra nhiều sai sót, vi phạm.
Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm tại các dự án BT nghìn tỷ ở Hà Nội

Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm tại các dự án BT nghìn tỷ ở Hà Nội

Bất động sản -  7 năm
Kết luận thanh tra cho thấy, việc thực hiện các dự án theo hình thức BT, BOT tại Hà Nội trong thời gian qua đã xảy ra nhiều sai sót, vi phạm.
HoREA chỉ rõ sự thiếu minh bạch trong đầu tư BT

HoREA chỉ rõ sự thiếu minh bạch trong đầu tư BT

Tiêu điểm -  6 năm

Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho rằng, hình thức đầu tư đối tác công - tư (PPP) trong thời gian qua tại một số dự án trên địa bàn TP. HCM đã bộc lộ những mặt hạn chế, thiếu tính minh bạch.

BTCValue vào danh sách 100 thành viên của sáng kiến toàn cầu quản trị nhân văn

BTCValue vào danh sách 100 thành viên của sáng kiến toàn cầu quản trị nhân văn

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Công ty thẩm định giá BTCValue đã tham gia và trở thành 1 trong 100 thành viên của Sáng kiến toàn cầu về quản trị nhân văn do Hội đồng Doanh nghiệp nhỏ toàn cầu (ICSB) sáng lập.

Bất động sản Phát Đạt đặt cược vào các dự án BT

Bất động sản Phát Đạt đặt cược vào các dự án BT

Doanh nghiệp -  6 năm

Quỹ đất trong tương lai của Công ty Bất động sản Phát Đạt sẽ đến từ các dự án đổi đất lấy hạ tầng (BT).

TP.HCM tổng kiểm tra, rà soát các dự án BOT, BT

TP.HCM tổng kiểm tra, rà soát các dự án BOT, BT

Tiêu điểm -  6 năm

UBND TP.HCM yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp các dự án đầu tư theo hình thức BT, BOT trên địa bàn... để báo cáo Ban Cán sự UBND TP.HCM trình Thường trực Thành ủy trước ngày 8/12.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  3 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  3 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  4 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  7 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  7 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.