Theo Cushman & Wakefield, với tương lai có thể trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa toàn cầu, cánh tay nối dài của công xưởng thế giới, Việt Nam đang là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp logistics tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Trong điều kiện thị trường cung cấp dịch vụ của Việt Nam cạnh tranh gay gắt, điểm yếu của các doanh nghiệp logistics nội là chi phí dịch vụ còn cao, trong khi chất lượng cung cấp chưa cao.
Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam đề xuất cơ chế dành quyền vận tải 20 – 30% sản lượng xuất nhập khẩu cho đội tàu Việt Nam trên cơ sở giá thắng thầu vận tải.
Với tổng doanh số xuất nhập khẩu hàng năm lên đến vài trăm tỷ USD và hàm lượng giá trị chế biến còn thấp nên tỷ trọng giá vận chuyển rất cao, trong khi 80% ngành vận tải logistics viễn dương nằm trong tay các tập đoàn nước ngoài, đó vừa là cơ hội vừa là thách thức to lớn của ngành logistics trong nền kinh tế Việt Nam hướng biển.
Khoản vay này sẽ giúp ITL Corp, một trong những công ty kho vận nội địa hàng đầu tại Việt Nam, chuyển đổi và tăng trưởng thông qua việc bổ sung tài sản, phát triển kho bãi và cơ sở vật chất mới.
Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), cả vận tải hàng hóa đường bộ, đường biển và đường hàng không đều chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh.
Theo Giám đốc Quốc gia World Bank tại Việt Nam, cơ sở hạ tầng xương sống, dịch vụ vận tải và logistics cùng mạng lưới kết nối là các yếu tố cần xem xét để đảm bảo hệ thống hiệu quả.
Chưa năm nào, Chính phủ lại coi trọng ngành logistics như năm 2018, khi trực tiếp giao nhiệm vụ kinh tế cụ thể như nhiều ngành kinh tế chủ lực khác. Theo ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam, đây vừa là vinh dự nhưng đồng thời cũng là thách thức không dễ vượt qua.
Chỉ riêng Bộ Công thương, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chiếm hơn 70% các thủ tục liên quan đến logistics, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới.